Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính (CKD - Chronic Kidney Disease) ngày càng gia tăng đã trở thành một vấn đề lớn về sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giới.
Để nâng cao nhận thức cho người bệnh về các triệu chứng sớm của bệnh thận, trang web National Kidney Foundation đã công bố bài viết tóm tắt 5 triệu chứng bệnh thận sớm để mọi người có thể tham khảo, phòng ngừa, không để bệnh diễn tiến nặng dẫn đến hỏng thận.
Bệnh thận mãn tính là gì?
Bệnh thận mãn tính (CKD) là một thay đổi không thể đảo ngược trong cấu trúc và chức năng của thận gây ra bởi nhiều nguyên nhân và có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các hướng dẫn quốc tế hiện tại xác định CKD là loại bệnh trong đó đáp ứng một hoặc hai trong số những điều sau đây với thời gian hơn ba tháng trở lên:
1. Tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) <60 ml/phút/1,73 m2.
2. Dấu hiệu tổn thương thận (≥ 1).
- Protein niệu (tỉ lệ creatinin nước tiểu [ACR] ≥30 mg/g).
- Nước tiểu có cặn bất thường.
- Rối loạn chức năng ống thận nhỏ dẫn đến chất điện giải và các chất khác bất thường.
- Bất thường về mô học.
- Kiểm tra hình ảnh thấy kết cấu thận bất thường.
- Người đã từng cấy ghép thận.
Những nhóm người nào dễ bị bệnh thận mãn tính?
Bệnh thận mãn tính có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm người nào và ở mọi lứa tuổi, nhưng những người có độ tuổi, chủng tộc và lịch sử mắc bệnh khác nhau sẽ có nguy cơ khác nhau trong khả năng mắc bệnh thận mãn tính.
Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh phổ biến gồm các yếu tố chủ yếu như nhóm người cao tuổi, tiểu đường, huyết áp cao, tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận mãn tính, người uống thuốc nhiều gây nhiễm độc thận.
Ngoài ra, người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, người châu Á, Thái Bình Dương và Ấn Độ Mỹ được xem là nhóm người có bệnh thận mãn tính với tỷ lệ cao.
5 triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thận mãn tính giai đoạn sớm
1. Mí mắt sưng phù
Mí mắt có thể xuất hiện triệu chứng phù nước vì nhiều lý do, và bệnh nhân bị bệnh thận thường bỏ qua tầm quan trọng của chúng. Nếu khi bạn bị phù nề mí mắt thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng thì có thể là dấu hiệu của bệnh thận đang tồn tại trong cơ thể.
2. Cao huyết áp
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận mãn tính. Nếu người trẻ tuổi có dấu hiệu huyết áp cao mà không rõ nguyên nhân thì nên thận trọng với bệnh thận. Chủ động kiểm soát vấn đề huyết áp cao như giảm cân, tập thể dục, ngưng hút thuốc, hạn chế lượng muối ăn vào, uống thuốc chống tăng huyết áp… từ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Do đó, ngay cả khi tăng huyết áp tạm thời hoặc có bệnh cao huyết áp cũng có thể gây hại cho thận, cần chú ý cẩn thận hơn.
3. Chân tay phù nề
Thận có chức năng lọc, kịp thời thải các chất thải chuyển hóa trong máu và lượng nước dư thừa. Khi chức năng của thận có vấn đề, nước dư thừa sẽ tích lũy lại và gây ra hiện tượng phù nề ở tay chân và vùng bàn chân.
4. Protein niệu hoặc tiểu máu
Khi phân tích nước tiểu thường sẽ kiểm tra xem trong nước tiểu có chứa thành phần protein, tế bào máu, mủ, vi khuẩn, nước tiểu quá nhiều hay không, từ đó có thể kiểm tra sức khỏe của thận và đường tiết niệu giúp phát hiện các bệnh như bệnh mãn tính thận, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang và sỏi thận.
Albumin nước tiểu là một dấu hiệu sớm của bệnh thận mãn tính. Albumin niệu hoặc protein niệu liên tục cho thấy thận đang bị tổn thương theo thời gian.
5. Cholesterol cao
Cholesterol quá cao có thể làm tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu. Bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính thường bị bệnh tim mạch, khuyên bệnh nhân thận mãn tính nên được xét nghiệm cholesterol ít nhất mỗi năm một lần.
*Theo Health/Sohu
Xem thêm:
5 dấu hiệu thận đang quá tải