Theo đó, các lực lượng không quân trên thế giới đang phải đấu tranh với một sự thật đơn giản nhưng đáng sợ: Các máy bay của họ có thể phải chiến đấu chống lại F-22 hoặc một đối thủ bớt đáng gờm hơn một chút – F-35, chúng đều là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 trang bị cảm cảm biến tiên tiến, vũ khí không-đối-không nguy hiểm và hiện đại.
Theo We are the Mighty, dưới đây là 5 mẫu máy bay chiến đấu mà các quốc gia sở hữu chúng hy vọng có thể "trụ vững" trước đòn tấn công của những "ông vua bầu trời". Tuy nhiên, cho đến nay, có vẻ như chưa có mẫu nào đáp ứng được kỳ vọng đó.
1. Thành Đô J-20
Tiêm kích J-20 được cho là mối đe dọa hiện hữu lớn nhất đối với các tiêm kích tàng hình của Mỹ. Trung Quốc hiện có nhiều loại máy bay đang trong quá trình phát triển, sản xuất, và giai đoạn đầu triển khai nhưng J-20 có vẻ giá trị nhất.
Mẫu máy bay này có kích cỡ lớn và dường như có khả năng tàng hình. Nó có thể mang các loại tên lửa tầm siêu xa.
Tiêm kích tàng hình J-20.
Trước đó, Trung tâm Các Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược dự đoán rằng vào cuối năm 2017, J-20 sẽ trở thành mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, J-20 dường như vẫn thiếu các đặc tính của tiêm kích thế hệ 5, đáng chú ý nhất là khả năng siêu hành trình.
Mặc dù J-20 chưa thể bay quá tốc độ âm thanh mà không có hỗ trợ của động cơ đốt sau nhưng nó vẫn được cho là một mẫu máy bay tương đối nguy hiểm. Thật may khi gần đây Ấn Độ tuyên bố J-20 không "tàng hình" như quảng cáo. Các phi công Ấn Độ đã phát hiện ra chiếc J-20 của Trung Quốc ở gần biên giới giữa hai nước, từ khoảng cách vài km.
2. Sukhoi Su-57 (hay còn gọi là PAK FA)
Su-57 là một trong số ít ỏi các tiêm kích thế hệ 5 được xem là đối thủ của tiêm kích Mỹ hiện nay. Phía nhà phát triển cho biết Su-57 không chỉ ngang ngửa với F-22 mà còn vượt trội hơn trong các hoạt động không-đối-không và không-đối-đất. Nga hy vọng Su-57 có thể chế ngự được F-22 và F-35 trong trường hợp nổ ra chiến tranh với phương Tây.
Tiêm kích tàng hình Su-57.
Tuy nhiên, theo We are the Mighty, mẫu máy bay này có vẻ không ấn tượng đến mức ấy. Hầu hết các chuyên gia và giới lãnh đạo Ấn Độ - những người không ủng hộ mua Su-57 nói rằng mẫu máy bay của Nga không tàng hình tốt đến thế, khả năng mang vũ khí của nó khá ổn nhưng cũng chẳng có gì để khoe khoang.
Để đạt được tốc độ như F-22, Su-57 cần sử dụng động cơ đốt sau, nhưng điều này sẽ phá hủy khả năng tàng hình ít ỏi mà nó có.
Tệ hơn, Nga không đủ khả năng tài chính để trang trải cho Su-57. Moscow đã quyết định không trang bị Su-57 với số lượng lớn do đang phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây, và giá dầu thấp đang tiếp tục làm tê liệt ngày kinh tế Nga.
3. TAI TFX
Thổ Nhĩ Kỳ đang theo đuổi một mẫu tiêm kích thế hệ 5 nội địa gọi là TFX. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO và từng có kế hoạch mua F-35 nhưng mối quan hệ của nước này với Mỹ và phương Tây đã trở nên khó khăn và căng thẳng hơn. Thổ Nhĩ Kỳ cần có các loại vũ khí nội địa để đảm bảo an ninh khi chuyển hướng sang thân Nga.
Mô hình TFX tại triển lãm Paris Airshow 2019.
TFX đang trong giai đoạn phát triển và dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2023. Theo ý tưởng, nó sẽ có thân máy bay tàng hình, tốc độ cao, tập trung vào các nhiệm vụ tác chiến không-đối-không. Ngoài ra, nó còn có khả năng tác chiến không-đối-đất. TFX được kỳ vọng có thể đạt tốc độ Mach 2, với bán kính tác chiến gần 1.200km.
Nếu mối quan hệ giữa Ankara với phương Tây được giữ vững thì TFX sẽ sát cánh cùng các tiêm kích F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu không, nó sẽ hợp tác hoạt động với các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga và các tiêm kích F-16 thế hệ 4 của Thổ.
4. HAL AMCA
Theo các nhà lãnh đạo quân đội Ấn Độ, New Delhi từng tham gia vào chương trình PAK FA (dự án đã cho ra đời Su-57) nhưng khi chạm tay lên những nguyên mẫu đầu tiên, họ thấy rằng chúng không đáp ứng được các thông số kỹ thuật yêu cầu.
Do đó, Ấn độ đã quyết định đẩy mạnh chương trình tiêm kích thế hệ 5 nội địa, gọi là Máy bay chiến đấu Hạng trung tiên tiến (AMCA).
Mô hình AMCA tại Aero India 2013.
Mục tiêu là tạo ra một mẫu máy bay giống với F-22 về khả năng tàng hình, siêu hành trình, trang bị 2 động cơ và có khả năng hoạt động dưới mọi điều kiện thời tiết. Nó sẽ được trang bị động cơ tiên tiến, các loại tên lửa tầm xa và radar hiện đại. Điều kỳ quặc là những động cơ tiên tiến đó có thể sẽ được nhập khẩu từ Mỹ.
Mặc dù Ấn Độ và Mỹ đang có mối quan hệ không mấy êm xuôi nhưng trong tương lai, khả năng AMCA được triển khai để chống lại J-10 Trung Quốc lại cao hơn khả năng đối đầu với F-22.
Do đó, Washington vừa muốn có được lợi nhuận khi bán động cơ, vừa muốn tăng rủi ro cho Trung Quốc.
Nếu F-22 thực sự phải đối đầu với AMCA thì sao? Theo We are the Mighty, F-22 cầm phần lớn khả năng sẽ thắng, dù AMCA được trang bị động cơ nào đi chăng nữa.
5. HESA F-313 Qaher
Theo We are the Mighty, sở dĩ F-313 Qaher được đề cập trong danh sách này là bởi chính quyền Iran gần đây tuyên bố Qaher đã hoàn thiện và vượt trội F-22, F-35 nhưng không có ai trong số những người theo sát chương trình phát triển F-313 tin vào sự tồn tại của mẫu máy bay này hay liệu nó có mang các đặc tính của tiêm kích thế hệ 5 hay không.
Có rất nhiều nghi vấn về sự tồn tại của F-313.
Iran tiết lộ về F-313 trong năm 2013 và đưa ra tuyên bố trên nhưng có vẻ đó mới chỉ là mô hình. Hình dạng của nó không đủ ưu việt để giảm tiết diện phản xạ radar hay nó cũng không đủ mạnh để hạ gục các máy bay của đối phương.
Ngoài ra, sau thời điểm đó, người ta cũng không thấy nó xuất hiện thêm lần nào nữa.