Trong một nghiên cứu được công bố gần đây, Trung tâm Lãnh đạo sáng tạo (CCL) đã tiến hành khảo sát trên một một mẫu gồm 214 nhà lãnh đạo trên toàn cầu, với yêu cầu mô tả các nhân viên “có vấn đề”.
Câu trả lời nhận được số 1 là hiệu suất công việc kém, tiếp theo là không có khả năng làm việc tốt với người khác và không đáp ứng được yêu cầu của cấp trên.
Dưới đây là năm hành vi của các nhân viên “có vấn đề” phổ biến nhất và cách họ thường thể hiện ở nơi làm việc:
1. Hiệu suất công việc kém
Những nhân viên có năng suất lao động thấp và không đáp ứng được kì vọng của người quản lí thường gây ra sự kìm hãm đối với những người xung quanh.
Để đáp ứng đúng tiến độ công việc, những người xung quanh bắt buộc phải gồng mình lên làm việc nhiều hơn bình thường. Những người tham gia khảo sát đã miêu tả những cá nhân này là “bất lực” và “thất bại”.
2. Không có khả năng làm việc nhóm
Hãy tự hỏi đồng nghiệp của bạn đã đối xử với bạn như thế nào tại nơi làm việc. Nếu họ tránh bạn hoặc ném cho bạn cái nhìn lạnh lùng, bạn có thể nhằm trong nhóm những nhân viên “có vấn đề” này.
Những người tham gia nghiên cứu đã xác nhận tuýp nhân viên này thường khiến cho người khác khó chịu và họ khó có thể hình thành mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp.
3. Luôn phản ứng lại với sự phê bình
Tuýp nhân viên này thường từ chối lắng nghe và từ chối các phản hồi từ đồng nghiệp và thậm chí cả cấp trên. Họ không chịu tiếp thu bất cứ các điều chỉnh hay đổi mới từ các cấp trên.
4. Cực kì bảo thủ
Để tồn tại và phát triển thì sự thay đổi linh hoạt là một đòi hỏi thiết yếu của bất kì tổ chức nào. Thế nhưng nếu bạn là người khó tiếp thu cái mới, không chịu thay đổi bản thân cho dù là một phần hay toàn bộ thì có khả năng bạn đang ở trong nhóm nhân viên “có vấn đề”.
5. Không có trách nhiệm
Theo nghiên cứu chỉ ra, những nhân viên thuộc nhóm “có vấn đề” thường ít khi chịu trách nhiệm về chính hành vi của bạn thân của mình. Họ có xu hướng đổ lỗi cho những người xung quanh khi nhận được kết quả không tốt.
Theo Trung tâm lãnh đạo sáng tạo (CCL), bạn không nên quá băn khoăn nếu bạn nhận thấy một số đặc điểm của tuýp nhân viên “có vấn đề” trong hành vi của mình. CCL lưu ý rằng tự nhận thức chỉ là bước đầu tiên để xác định và giải quyết một đặc điểm “có vấn đề”.
Quan trọng nhất là bạn phải có ý thức hạn chế và loại bỏ các đặc điểm xấu đó để hoàn thiện chính mình.
Bạn có thể thực hiện một số bước tức thì để thoát khỏi những hành vi xấu này. Theo CCL kiến nghị, bạn nên dành ra một khoảng thời gian nhỏ hàng ngày, để tự đánh giá hành vi của chính bạn và cách nó ảnh hưởng đến người khác.
Tổ chức cũng gợi ý rằng bạn hãy tìm kiếm phản hồi thẳng thắn từ các đồng nghiệp đáng tin cậy, trong có phản hồi từ người giám sát của bạn và từ bốn đến tám đồng nghiệp hoặc cấp dưới.
Việc thực hiện các loại đánh giá này sẽ giúp bạn "hiểu rõ hơn cách người khác đang “trải nghiệm” về bạn – rằng các hành vi hằng ngày của bạn là đúng hay sai, tốt hay xấu", CCL cho biết.