1. Đầu tư vào học hành cho con từ trước 3 tuổi
Trong giai đoạn này, môi trường học thế nào đóng vai trò rất quan trọng với một đứa trẻ và điều này phụ thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của các bậc phụ huynh vì trẻ không tự mình đánh giá được điều kiện sống quanh mình trước 3 tuổi.
Đối với lũ trẻ nhà mình, Ryoko Sato đã đọc cho con nghe khoảng 10.000 cuốn sách tranh, 10.000 bài đồng dao… Cô cho rằng ở độ tuổi này, những cụm từ dễ đọc, dễ nhớ sẽ gây ấn tượng với một đứa trẻ. Hơn nữa, trẻ dễ tiếp thu số lượng lớn những cụm từ mới và học được khả năng đồng cảm. Từ việc cha mẹ thường xuyên đọc sách cho con, trẻ cũng sẽ yêu việc đọc sách hơn.
2. Xác định mục tiêu học tập
Mẹ của Sato cho phép các con đi học ở trường chính thống, sau đó tham gia kì thi tuyển sinh đại học. Hiểu được cách giáo dục này, cô cũng nhận thấy con mình không có năng khiếu đặc biệt về nghệ thuật và thể thao. Vì thế, cô vạch ra định hướng học tập rõ ràng cho con, chỉ tập trung vào việc học trên trường lớp và thi đỗ đại học thay vì bắt con học những điều chúng không thích và không giỏi.
3. Không để chồng can thiệp vào việc học của con
Biết tính chồng khá nghiêm khắc và truyền thống nên Sato không bao giờ cho chồng can thiệp vào việc học. Nếu xem kết quả điểm số của các con thấp, không vừa lòng bố, chồng cô có thể sẽ trách móc con. Cô muốn để trẻ phát triển tự nhiên nên để bảo vệ lòng tự trọng của con, cô sẽ lo toàn bộ việc học tập.
4. Tự giám sát việc học
Sato là một bà mẹ vô cùng nghiêm khắc trong việc nuôi dạy những đứa trẻ, thậm chí cô còn lập thời gian biểu và thúc đẩy việc học. Tự bà mẹ này cũng ra bài tập cho các con tùy vào từng trình độ của mỗi đứa trẻ, sau đó cô kiểm tra bài của con và tìm ra lỗi sai, để con sửa nhiều lần cho không tái lỗi.
5. Không cho phép con yêu trước khi học đại học
Rất nhiều ý kiến trái chiều đã xảy ra khi biết được quy tắc nuôi dạy con này của bà mẹ Nhật Bản. Bởi nhiều người cho rằng làm như vậy là tước đoạt quyền lựa chọn của con cũng những tước đi những mối quan hệ lành mạnh của chúng. Tuy vậy, Ryoko Sato cho biết cách giáo dục của cô luôn dựa vào cơ sở mong muốn những đứa trẻ thật mạnh khỏe và hạnh phúc, chúng không hề bị ép buộc.