Chiều 24/3, tại Hà Tĩnh, Bộ NN & PTNT đã tổ chức buổi họp, làm việc với lãnh đạo tỉnh và các ban ngành liên quan về tình trạng cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung.
Chủ trì buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cùng đại diện lãnh đạo các tỉnh có xảy ra tình trạng cá chết như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám chủ trì buổi họp.
Nguyên nhân từ khu công nghiệp Vũng Áng?
Mở đầu buổi họp, đại diện Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng Cục thủy sản đã điểm lại tình hình cá chết hàng loạt trong thời gian vừa qua xảy ra từ các xã ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Cụ thể, tại vùng biển một số xã thuộc Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xuất hiện cá chết vào ngày 6/4. Tiếp đến, tình trạng này diễn ra tại vùng biển xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) rồi sau đó xuất hiện liên tiếp tại các vùng biển Nhân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình).
Cá chết hàng loạt ven các tỉnh miền Trung những ngày qua
Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ghi nhận các loài cá chết dạt vào bờ đều sống ở tầng đáy, vùng biển gần bờ.
Sau khi có kết quả ban đầu, Sở Nông nghiệp Quảng Bình thống nhất ý kiến với cơ quan cùng cấp Hà Tĩnh xác nhận:
Nguyên nhân gây cá chết là nguồn nước biển ô nhiễm (có yếu tố gây độc) từ khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lây lan vào Quảng Bình theo dòng hải lưu.
Đến ngày 19/4, tình trạng cá chết xuất hiện nhiều ở vùng biển Quảng Trị và tiếp tục lan rộng vào tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày 22/4, Đoàn công tác liên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã trực tiếp vào làm việc, kiểm tra, lấy mẫu nước và cá chết để phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế.
Đại diện Vụ Trưởng Vụ Bảo Tồn nguồn lợi thủy sản, cho biết, cá chết bắt đầu từ ngày 4 đến ngày 14/4. Sau khi xảy ra sự việc, phía cơ quan đã tiến hành thu mẫu cá, mẫu nước, tại các tỉnh.
Được biết, cá chết là cá trong lồng. Riêng cá tự nhiên chủ yếu cá tầng đáy, cá chết nhanh diễn ra khoảng 3-4 giờ là chết.
Kết quả ban đầu kiểm tra cho thấy, các thông số môi trường, PH, độ muối, o-xi tự nhiên đều bình thường. Quan sát và phân tích sơ bộ không có dấu hiệu bất thường, cho phép loại bỏ nguyên nhân cá chết do dịch bệnh.
Ngoài ra, mầu nước trầm tích, phù du sẽ được phân tích. Hiện phía cơ quan này đang chú trọng đến nguyên nhân cá chết đến nhóm độc tố từ tảo độ, kim loại nặng, suyanua...
Đại diện Sở NN&PTNN Hà Tĩnh thông tin, cá chết ở tỉnh bắt đầu từ ngày 6 đến ngày 14/4, thiệt hại ước tính khoảng 41,7 tỷ đồng. Hiện chưa xác định được nguyên nhân cá chết ở huyện Kỳ Anh, và TX Kỳ Anh.
Tỉnh Hà Tĩnh cũng đề xuất cần tìm ra nguyên nhân độc tố tự nhiên, hay con người cần phải làm rõ trong thời gian sớm nhất.
Đaị diện tỉnh Quảng Bình cho biết, cá chết xuất hiện vào ngày 10 tại xã Quảng Đông, đến ngày 14 và ngày 19 cá chết nhiều rải rác nhiều nơi ven biển của tỉnh tuy nhiên cá chết chậm hơn so với tỉnh Hà Tĩnh.
Tại cuộc họp, đại diện đơn vị Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản cho biết, sau khi sự việc xảy ra, phía đơn vị đã vào cuộc lấy mẫu để làm rõ. Kết luận ban đầu cho thấy, cá chết không phải do dịch bệnh mà do độc tố ở môi trường nước.
Với tình trạng cá chết nhanh và cả cá trong lồng và cá ngoài tự nhiên thì khẳng định yếu tố gây cá chết là độc và chất độc rất mạnh mới có thể gây chết cá.
Hiện đang tiếp tục phân tích yếu tố gây độc, phối hợp với các cơ quan chức năng để nhận định về loại độc tố này.
Đại diện tỉnh Quảng Trị thông báo, tình trạng cá chết xuất hiện từ ngày 14/4 và xuất hiện nhiều ngày 19/4. Các loại cá bị chết chủ yếu là các loại cá tầng đáy, hoàn toàn là cá tự nhiên và số lượng rất nhiều.
Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thông tin vụ việc tại cuộc họp.
Sau khi xảy ra sự việc, tỉnh đã chủ động yêu cầu các ban ngành liên quan, báo cáo và vào cuộc sớm thông báo cho các UBND huyện tuyên truyền cho người dân không lấy nước vào nuôi tôm.
Tham mưu UBND tỉnh nhanh chóng xử lý, tìm nguyên nhân vụ việc.
Ban đầu, có tình trạng người dân lượm lặt cá chết về để sử dụng. Nhưng sau đó cơ quan chức năng đã cảnh báo không được sử dụng các loại cá chết này.
Do chưa kết luận được nguyên nhân cá chết, chưa biết do độc tố gì nên chưa có hướng xử lý triệt để. Chỉ mới xử lý, chôn ở gần bờ.
Quảng Trị đã có chủ động báo cáo Trung ương,
Vị đại diện này cũng kiến nghị, vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến với người dân nên cần có giải quyết và sớm có thông tin về vấn đề này.
Cụ thể, đề nghị lấy mẫu và nước ở dưới dàn đáy để tìm nguyên nhân; Có hướng dẫn cho bà con thời gian xuống giống nuôi các loại hải sản để tránh bị ảnh hưởng; có thêm các điểm quan trắc để sớm phát hiện sự việc tương tự.
"Từ ngày hôm qua đến bây giờ tình trạng cá chết vẫn còn nhưng ít đi", vị đại diện này cho biết.
Không còn hiện tượng cá chết?
Đại diện tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, 10h sáng 15/4, xuất hiện tình trạng cá chết. Ngay sau đó, các cơ quan chức năng, lãnh đạo tỉnh liền xuống hiện trường để ghi nhận và có hướng xử lý.
Nhận định ban đầu do vùng nuôi cá của ngư dân thiếu oxy, nắng nóng cực bộ. Tuy nhiên đây mới chỉ nguyên nhân ban đầu. Sau đó, đơn vị này đã tuyên truyền cho ngư dân di chuyển lồng nuôi cá vào bên trong để tránh gây thiệt hại.
Đến ngày 16/4, cá biển tự nhiên bắt đầu xuất hiện tình trạng chết dọc các huyện, xã ven bờ của Thừa Thiên Huế.
Sau khi xảy ra sự việc, phía UBND tỉnh đã báo cáo Trung ương, chỉ đạo các ban ngành liên quan vào cuộc kiểm tra mẫu nước, tìm nguyên nhân vụ việc.
5000 con cá ở lồng chết, từ vài lạng đến 3kg, tổng khoảng vài tấn. Các loại cá trong lồng chết tức thì ở thời gian đầu nhanh. Đến thời điểm ngày hôm qua (22/4), có khoảng 1 nghìn con nhưng chết từ từ.
Cá biển chết từ ngày 16/4 đến ngày 20/4. Hiện nay không còn tìm thấy cá tự nhiên chết trên biển nữa.
Phía tỉnh đã đặt ra câu hỏi tại sao không bắt đầu từ Nghệ An mà bắt đầu từ Hà Tĩnh?. Tại sao không xảy ra tại tỉnh nào mà lại là Hà Tĩnh?. Và không xảy ra đến Đà Nẵng?.
“Chúng tôi nhận định cá chết do độc, do nguồn thải ra và không loại trừ do các tàu hoạt động trên biển”, đại diện lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin và nghi ngờ nguyên nhân có thể do các tàu vận tải hoạt động trên biển.
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị cần phải kiểm tra, xem xét lại các tàu hoạt động từ ngày 1 đến ngày 20 để cùng tìm ra nguyên nhân.
Không có dấu hiệu bệnh ở cá chết
Tại cuộc họp, đại diện đơn vị Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản cho biết, sau khi sự việc xảy ra, phía đơn vị đã vào cuộc lấy mẫu để làm rõ. Kết luận ban đầu cho thấy, cá chết không phải do dịch bệnh mà do độc tố ở môi trường nước.
Với tình trạng cá chết nhanh và cả cá trong lồng và cá ngoài tự nhiên thì khẳng định yếu tố gây cá chết là độc và chất độc rất mạnh mới có thể gây chết cá.
Đại diện đơn vị Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản.
Hiện đang tiếp tục phân tích yếu tố gây độc, phối hợp với các cơ quan chức năng để nhận định về loại độc tố này.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Viết Nghĩa - Viện Phó viện nghiên cứu hải sản trình bày, dòng hải lưu chảy qua các địa bàn có xảy ra tình trạng cá chết rất phức tạp.
Ông Nghĩa thông tin, giả sử có điểm phát tán chất độc nào đó thì do dòng hải lưu sẽ phát tán rất phức tạp và rộng.
Hiện phía cơ quan đang phối hợp với đơn vị bên tài nguyên môi trường đánh giá, làm rõ hơn về vấn đề.
Hiện có nên cho phép các tàu khai thác không? không loại trừ và nghĩ đến loại độc chất môi trường nào đó. Chưa biết rõ nguyên nhân nên cần chỉ đạo các địa phương tạm thời ngừng khai thác đối với những đội tàu nhỏ ven bờ.
Vị đại diện này cũng kiến nghị Bộ cần có đơn vị kiểm tra các sản phẩm khai thác được của bà con ngư dân các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế nếu đủ chất lượng thì cần thông báo cho mọi người yên tâm và khai thác.
Các bà con cần hướng tới các ngư trường xa hơn nơi xảy ra sự việc vừa qua để ổn định khai thác.
Đại diện Trưởng phòng Thú y thuỷ sản thông tin, ngay sau khi có báo cáo của các địa phương xảy ra tình trạng cá chết, đơn vị đã thành lập đoàn thu thập số liệu, mẫu cá chết.
Không có dấu hiệu bệnh tình gì ở cá chết. Nếu là bệnh truyền nhiễm thì sẽ có dấu hiệu bệnh và không thể chết nhanh được, việc này đã có chứng minh ở các mẫu và không thấy có mầm bệnh nào.
Phía đơn vị cũng đã hướng dẫn bà con không sử dụng bất kỳ cho mục đích nào đối với các loại cá chết. Xử lý cá chết thì chôn và xử dụng một số chất để xử lý, tránh nhiễm các loại mầm bệnh nếu có.
Bằng chứng từ các con cá chết thì không phải mầm bệnh mà do độc tố rất mạnh. Hiện cơ quan vẫn đang phân tích để tìm kiếm chất độc này.
Ống xả dưới biển không phải ống lén
Tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám thông tin, hiện người dân và các hộ kinh doanh rất lo lắng. Các địa điểm bản hải sản rất vắng khách.
Về nguyên nhân, hiện cơ quan chức năng đã loại bỏ được 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chết và chỉ còn nguyên nhân là yếu tố độc trong môi trường khiến cá chết.
Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan chức năng cần phải phối hợp, phân tích, truy tìm nguyên nhân kịp thời để có chỉ đạo, hướng dẫn người dân khai thác và an tâm hơn trong cuộc sống cũng như kinh doanh.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Võ Tuấn Nhân: "Chúng tôi có những hệ thống quan trắc dọc các địa phương và đã ghi nhận những số liệu để đánh giá.
Đồng thời thông báo, tuyên truyền cho người dân biết về tình trạng cá chết thì không nên sử dụng. Triển khai các biện pháp xử lý, tránh để nơi xảy ra cá chết trở thành nơi ô nhiểm môi trường.
Đánh giá, báo cáo kịp thời để có hướng xử lý và tìm ra nguyên nhân vụ việc.
Đồng ý ý kiến tập trung xử lý tình trạng cá chết, làm sạch môi trường, làm rõ nguyên nhân gì mới có thể chỉ đạo sản xuất để bà con yên tâm.
Dưới mức độ khoa học thì tôi vẫn còn phân vân. Nguyên nhân độc do môi trường thì có nhiều nguyên nhân, nội tại trong biển, hoạt động trên biển gây ra, hoạt động bên trong bờ xả ra.
Có nhiều nguyên nhân nên hiện chúng tôi đang tiếp tục phân tích và tìm nguyên nhân. Hiện chưa đủ luận cứ để xác định nguyên nhân. Phải có các số liệu mới có thể kết luận được.
Chúng tôi cũng nóng ruột tìm ra nguyên nhân nhưng chưa đủ kết luận".
Ông Nhân cũng thông tin, đường ống xả thải dưới biển là trong thiết kế của nhà máy, có quy trình xử lý của nhà máy, có thiết kế đường ống từ trong bờ ra biển, công khai và được cho phép, không phải đường ống này là lén, do Bộ Tài nguyên môi trường cho phép.
Ông Nhân cho rằng, vừa qua việc các báo chí thông tin chưa đầy đủ có thể khiến người dân hoang mang về vấn đề này.
Kết thúc buổi họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám thông tin thêm về tình trạng cá chết xảy ra trong những ngày vừa qua là rất bất thường.
Theo Thứ trưởng Tám, đây là lần đầu tiên xuất hiện trên diện rộng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân khiến dư luận và các cấp lãnh đạo Đảng, nhà nước quan tâm.
Thứ trưởng cũng đánh giá cao các bộ ngành, lãnh đạo 4 địa phương, các sở, ban ngành chủ động vào cuộc và xác định được nguyên nhân ban đầu có khả năng tác động đến việc cá chết hàng loạt.
Đây là sự việc lần đầu tiên xuất hiện trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến người dân, tạo sự lo ngại, hoang mang cho bà con, ảnh hưởng đến đời sống và kinh doanh của bà con, ảnh hưởng đến du lịch của các tỉnh ven biển này.
Ông Tám khẳng định vấn đề mới và khó. Tuy ban đầu có sự lúng túng nhưng vào cuộc không hề muộn. Chỉ có điều chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác nhưng các cơ quan chức năng đang tiếp tục vào cuộc để truy tìm nguyên nhân.
Về giải pháp xử lý, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương cần quán triệt công văn 3179 ngày 21/4 của Bộ Nông nghiệp về việc khắc phục, xử lý, cấm sử dụng cá chết dưới mọi hình thức, tiếp tục lấy mẫu và khôi phục sản xuẩn, tạm dừng việc thả nuôi thì đều đã có chỉ đạo.
Các tỉnh cần cụ thể hoá hơn nữa thông tin đến người dân để họ yên tâm.
Ngoài văn bản của Bộ Nông nghiệp, Thứ trưởng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh cần tiếp thu các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan để xử lý vấn đề.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục tìm nguyên nhân, tác nhân để gây ra tình trạng cá chết hàng loạt.
Thứ trưởng đánh giá đây là vấn đề nhạy cảm, nóng vì liên quan đến dân sinh. Bên cạnh đó, đây cũng là vấn đề phức tạp nên cần phải có thời gian, không phải trong thời gian ngắn mà có thể kết luận được nguyên nhân vụ việc.
Hiện tại, phía cơ quan chức năng có kết luận bước đầu là loại bỏ nguyên nhân cá chết do dịch bệnh.
“Nguyên nhân khiến cá chết hàng loạt Bộ NN&PTNT khẳng định loại bỏ do dịch bệnh. Về nguyên nhân môi trường nước nuôi, các chỉ số qua phân tích thì theo quy chuẩn là không có gì bất thường, loại bỏ nguyên nhân này.
Nguyên nhân quan trọng mà chúng tôi xác định phối hợp cùng Bộ Tài nguyên môi trường, lãnh đạo các tỉnh và cơ quan chức năng tìm ra là độc tố, có khả năng là sinh học và hoá học.
Về sinh học thì kiểm tra tảo độc và các yếu tố sinh học liên quan, do trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp, giao cho các cơ quan của Bộ Nông nghiệp tiếp tục phân tích, gửi mẫu cho Bộ Tài nguyên môi trường để công bố các nguyên nhân.
Nguyên nhân bước đầu thì Bộ đã có kết luận nhưng vẫn chưa đóng khung mà tiếp tục phân tích, truy tìm. Nếu có gì thay đổi, Bộ sẽ thông báo”, Thứ trưởng Tám thông tin.
Về vấn đề khôi phục sản xuất, Thứ trưởng Tám cho biết, Bộ đã có công văn chỉ đạo, giao cho Chi cục Quản lý chất lượng, các ngành chức năng địa phương phối hợp hướng dẫn người dân và người tiêu dùng:
Phân biệt cá chết do tác nhân vừa rồi với các loại cá khai thác bình thường tự nhiên cũng như cá nuôi. Bên cạnh đó cần thu gom các loại cá chết để tránh gây ô nhiễm môi trường.
"Chúng ta cũng cần căn cứ tình hình để tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân tiêu thụ sản phẩm. Các loại cá chết đã được thu gom và hiện không còn tình trạng cá chết nữa thì những sản phẩm đánh bắt được có thể an toàn, an tâm tiêu thụ.
Cần quan trắc môi trường thường xuyên để có hướng dẫn, chỉ đạo việc khai thác cho bà con ngư dân", Thứ trưởng Tám phát biểu.