4 sự thật về chân vòng kiềng: Hoàn toàn không phải do bế trẻ như nhiều người tưởng

BS Nguyễn Thanh Sang |

Gần đây có một status làm hoang mang cộng đồng về việc không bế bé vì gây chân vòng kiềng cũng như không tập đi sớm vì trọng lượng cơ thể con khiến xương chân con bị cong.

Vòng kiềng do bế?

Đầu tiên bài này tôi đọc các tài liệu chỉnh hình với 90% lấy từ bài BS Huỳnh Mạnh Nhi khá nổi tiếng với chỉnh hình Nhi và tài liệu tiếng anh. Bản thân mình không phải bác sĩ chỉnh hình nên chỉ nêu lại ý kiến chuyên môn tôi góp nhặt được ở các bài giảng. 

Chuyện chân vòng kiềng là hoàn toàn sinh lý vì 9 tháng hình thành trong tử cung bé nằm cuộn tròn và cấu trúc xương chân sẽ vòng kiềng.

4 sự thật về chân vòng kiềng: Hoàn toàn không phải do bế trẻ như nhiều người tưởng - Ảnh 1.

Chân chữ X và chữ O theo sinh lý

Thực sự, nếu bế em bé khiến cho xương chân bé biến dạng thành hình vòng kiềng thì ông bà ta chắc giờ này chân vòng kiềng hết rồi vì ngày xưa toàn bế lên nương lên rẫy vừa làm vừa trông, làm gì có xe nôi như bây giờ... điều này chắc hẳn mọi người đã biết rõ từ xa xưa chứ không cần đợi đến bây giờ mới có một status làm hoang mang dư luận như vậy

Bên cạnh đó, bất kỳ bố mẹ nào có con cũng đều hiểu rõ một điều rằng nếu trẻ chưa sẵn sàng đi hay bò thì dù có bắt ép thế nào cũng chẳng bao giờ tập đi sớm được. Có nhiều bé mới 9 tháng tuổi nhưng đã đứng vững trên 10 đầu ngón chân nếu được người lớn giữ hai tay nếu vậy có nghĩa bé đó sẽ bị chân vòng kiềng?! Sai. 

Nếu cấu trúc xương của con chưa chịu đựng được việc đi lại thì khi ba mẹ bé ép, bé sẽ khóc và bất hợp tác vì đau đớn.

Như thế nào là sinh lý?

(1) Genu VaRUM hay chân vòng kiềng hình chữ O là kiểu chân vòng kiềng sinh lý của nhóm trẻ 1-2 tuổi

(2) Genu ValGUM hay chân vòng kiềng chữ X là kiểu chân sinh lý của nhóm trẻ 3-4 tuổi

(3) Từ 6-7 tuổi thì trục chân sẽ thẳng như người lớn.

Nếu con bạn

• Chân vòng kiềng kiểu đối xứng

• Khoảng cách giữa 2 đầu gối hay 2 mắt cá trong không quá 8cm

• Hình O hay X đúng theo tuổi ở trên thì nhiều khả năng đó là sinh lý bình thường. 

4 sự thật về chân vòng kiềng: Hoàn toàn không phải do bế trẻ như nhiều người tưởng - Ảnh 2.

Bất thường trên phim Xquang

Việc kết luận con bị chân vòng kiềng bệnh lý chỉ được kết luận bởi bác sĩ chấn thương chỉnh hình sau khi chụp XQuang xương chân con ghi nhận có "tổn thương mặt trong, đầu trên xương chày" - BS Huỳnh Mạnh Nhi (BS CTCH Nhi khoa nổi tiếng) từng cho biết. 

Làm gì khi con bị chân vòng kiềng?

• Hiện nay, hầu hết trẻ chân O hay X chỉ cần theo dõi mỗi 6 tháng để đo khoảng cách 2 gối hay 2 mắt cá.

• Nhóm trẻ chân O hay chân X nên tránh tăng cân quá nhanh vì có thể thúc đẩy biến dạng trục xương.

• Nếu theo dõi khi lớn 6-7 tuổi mà trục xương chưa về bình thường hay từ theo dõi mỗi 6 tháng ghi nhận khoảng cách ngày càng xa, đặc biệt lớn hơn 8cm, chụp Xquang ghi nhận trục xương lệch bất thường sinh lý và đặc biệt nếu có tổn thương mặt trong đầu trên Xương chày thì cần gặp ngay BS chuyên khoa để bó bột hoặc phẫu thuật.

Vì vậy, thứ nhất chân X hay O thường là do sinh lý và hầu hết tự ổn định sau 7 tuổi.

Thứ hai, chân kiềng chẳng liên quan việc bế nhiều hay tập đi sớm. Nếu bé chẳng muốn thì dù có ép đi sớm thì bé cũng sẽ không hợp tác, khóc lóc do đau đớn.

Thứ ba, nếu bé bạn chân O hay X thì chỉ cần theo dõi bởi bác sĩ chỉnh hình và tránh béo phì.

Thứ tư, rất ít trường hợp chân O hay X cần can thiệp phẫu thuật.

Thứ năm, một số bé ngồi sớm từ 3-4 tháng tuổi hay đứng vững dù mới 10 tháng...thì cũng đừng quá lo lắng. Mỗi bé có một tốc độ phát triển riêng, có bé sớm có bé chậm hơn, đừng so sánh với nhau rồi sinh hoang mang.

Nếu bé nhà bạn chân X hay O, hãy tìm 1 bác sĩ chỉnh hình và tái khám mỗi 6 tháng. Đừng đọc lung tung hay share lung tung rồi hoang mang hay đi điều trị nơi không đúng chuyên môn nhé.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại