Dưới đây là 4 sai lầm trong cách quản lý tài chính của người hiện đại do Tạp chí Cheers liệt kê:
1. Chi tiêu trước khi tiết kiệm
(Nguồn ảnh: Internet)
Nếu bạn muốn quản lý tiền, trước tiên hãy tự hỏi bản thân: "Bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền một tháng?".
Tiết kiệm là điều cơ bản, nhưng nhiều người bận rộn với việc quản lý tiền mà không có nền tảng của tiết kiệm, như vậy chẳng khác nào chưa học đi bộ đã tập chạy. Chưa tiết kiệm được tiền đã lên kế hoạch chi tiêu là một sai lầm.
Ví dụ, nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua các sản phẩm tài chính, bạn phải trả lãi cho khoản nợ thẻ trước khi bắt đầu kiếm tiền. Trong tình huống này, bạn nên xử lý nợ trước khi học cách quản lý tiền của mình.
Ngừng hỏi bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền, thay vào đó hãy tự hỏi bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền.
Có câu rằng "Kiếm một đô la không phải là kiếm tiền, tiết kiệm một đô la mới là kiếm tiền". Không có ý thức quản lý tài chính tốt, cho dù họ có một núi tiền khổng lồ cũng sẽ tiêu hết trong vòng vài năm.
2. 80% những người đầu tư không có kế hoạch đều thua lỗ
(Nguồn ảnh: Internet)
Ưu điểm của đầu tư thường xuyên và cố định là có thể tích lũy của cải với mục tiêu "tích tiểu thành đại", đồng thời nó cũng có thể phân tán rủi ro. Nếu không có kế hoạch đường dài, rất khó có thể kiên trì thói quen đầu tư mà tránh khỏi hấp tấp, vội vàng.
Yếu tố đằng sau điều này là hầu hết mọi người chỉ nhìn vào lợi ích ngắn hạn trước mắt mà không quan tâm về lâu dài. Nếu không thể nhìn thấy những con số tăng lên ngay sau khi đầu tư, bạn sẽ bắt đầu thiếu kiên nhẫn và muốn đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn, cũng như liều hơn. Nhưng trong quản lý tài chính, nếu không đủ kiên nhẫn, bạn sẽ không thể thành công.
Lời khuyên của nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett là "Đừng bao giờ đặt tất cả trứng của bạn vào cùng một giỏ". Đừng phụ thuộc quá vào những tài khoản tiết kiệm hay đầu tư, mà hãy mạnh dạn phân luồng các khoản thu nhập thành nhiều nguồn khác nhau.
Đồng thời, hãy nghiên cứu kỹ các kiến thức đầu tư cơ bản và thường xuyên theo dõi phân tích các chỉ số thống kê, bạn sẽ có thể nhanh chóng đưa ra kế hoạch gia tăng tài sản của mình một cách hiệu quả.
3. Đầu tư không kiểm soát
Không thể phủ nhận rủi ro càng cao thì lãi suất càng lớn, nhưng không phải vì thế mà bạn đầu tư mất kiểm soát, cứ thấy ai đầu tư nhiều và lãi nhiều thì cũng "lao đầu" tham gia vào. Cần phải xem xét sức khỏe tài chính và tầm hiểu biết của bản thân để quyết định đúng đắn nhất.
Phải lên kế hoạch lập ngân sách rõ ràng cho chiến lược đầu tư ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Đầu tư ngắn hạn sẽ mang lại nguồn thu nhập cao trong thời gian ngắn nhưng cũng dễ bị rơi vào rủi ro thất bại, thậm chí bạn có thể mất luôn số tiền kiếm được.
Các chuyên gia tài chính lớn trên thế giới khuyên bạn nên đầu tư vào dài hạn để tối ưu hóa lượng công việc cũng như có thời gian với các chiến lược đầu tư khác nữa. Hãy luôn cân nhắc cẩn trọng khi đặt tiền của mình vào các kế hoạch đầu tư.
4. Lạm dụng thẻ tín dụng
(Nguồn ảnh: Internet)
Không thể phủ nhận tiện ích của thẻ tín dụng trong đời sống hiện nay, tuy nhiên, nó là một con dao hai lưỡi khiến bạn dễ dàng "vung tay quá trán" mà không nhận ra. Theo thời gian, bạn sẽ dần trở nên phụ thuộc vào việc vay mượn qua thẻ, cứ chi tiêu rồi lại gồng gánh khoản nợ - lãi cao.
Nhiều người gặp phải vấn đề nợ thẻ tín dụng, thông thường thấy món nào ưng ý thì sẽ tiêu trước, sau đó trả nợ từ từ, tuy nhiên họ thường bỏ qua lãi suất quay vòng có thể tích lũy rất nhiều.
Có vẻ như một thứ được mua với một số tiền nhỏ, nhưng sau khi tính lãi định kỳ, nó thật sự trở nên đắt đỏ. Nếu không nhanh chóng trả hết, bạn sẽ phải mang áp lực trả nợ rất lớn.
Cách tốt nhất là bắt đầu giáo dục tài chính một cách có hệ thống từ giai đoạn trường học, bởi vì dù có học giỏi đến đâu, nếu không biết cách quản lý tiền, tương lai bạn vẫn phải chạy theo đồng tiền, làm việc chăm chỉ nhưng vẫn không dư được đồng nào.