4 sai lầm giao tiếp sẽ khiến bạn đẩy bản thân vào mục tiêu bị 'đào thải' khỏi tập thể: Khi làm việc từ xa, càng cần phải chú ý

Hoàng Lan |

Chỉ số EQ có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong năng lực giao tiếp của con người. Cách bạn nói chuyện sẽ dựng lên hình ảnh của bạn trong mắt người khác.

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng của cuộc sống. Nhưng rất nhiều người cho rằng khả năng giao tiếp thuộc về bản năng, không cần học hành vẫn có thể làm tốt. 

Bởi vậy, họ vô cùng chủ quan khi nói chuyện, không chú trọng việc tạo thiện cảm, thậm chí còn có nhiều thói quen xấu dẫn đến những tình huống mâu thuẫn, xung đột không đáng có, làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.

Chỉ số EQ có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong năng lực giao tiếp của con người. Lời nói cũng chính là một loại danh thiếp. 

Những người có chỉ số EQ cao là vừa biết cách vừa thể hiện bản thân, vừa quan tâm đến phản ứng của người khác thường là những người nổi bật nhất, có nhiều lợi thế trong đám đông. 

Họ biết cách thể hiện để có nhiều cơ hội tốt hơn những người khác. Và sẽ không mắc phải 4 sai lầm giao tiếp, tự đẩy bản thân vào mục tiêu bị "đào thải" khỏi tập thể sau:

1. Chỉ trích người khác

Chỉ trích người khác thường là một cơ chế bảo vệ vô thức nhằm mục đích giảm bớt sự bất an của con người. 

Chỉ trích không phải là một điều xấu, thế nhưng biết cách đưa lời nhận xét thế nào để không khiến người khác cảm thấy phản cảm hay bực bội thì là một kỹ năng giao tiếp quan trọng.

Những lời chỉ trích hữu ích làm cho thế giới tốt hơn còn những lời chỉ trích không có ích thì ru ngủ bản thân rằng chúng ta tốt hơn những người khác. 

Một trong những lý do con người thích chỉ trích người khác là bởi tâm lý hơn thua. 

Bạn cảm thấy vui khi chỉ trích bạn mình đã quá ngây thơ và tự nói với bản thân rằng bạn thật thông minh. Bạn âm thầm cười về gu thời trang lỗi mốt của một đồng nghiệp và tự tán dương sự sành điệu của bản thân. 

Việc thường xuyên chỉ trích người khác có thể khiến chúng ta trở thành những con người hẹp hòi và soi mói.

4 sai lầm giao tiếp sẽ khiến bạn đẩy bản thân vào mục tiêu bị đào thải khỏi tập thể: Khi làm việc từ xa, càng cần phải chú ý - Ảnh 1.

Mặt khác, những người có chỉ số cảm xúc cao hiểu rằng việc chỉ trích người khác chỉ là một cơ chế tự phòng thủ cho những bất an của bản thân, và có nhiều cách tốt hơn để đối phó với những lo lắng và bất an. 

Bạn cần hiểu rằng việc soi mói và chỉ trích người khác chỉ là một việc làm lãng phí thời gian và năng lượng. Thay vào đó, hãy dành thời gian để làm những việc có ích và tự cải thiện bản thân.

2. Thể hiện sự lo lắng về tương lai

Người Do Thái có câu: "Lo lắng không khiến nỗi buồn ngày mai vơi đi mà chỉ rút cạn sức mạnh ngày hôm nay”. 

Lo lắng về tương lai có nghĩa là bạn đang phủ nhận hiện tại. Con người thường luôn mưu cầu trật tự và chắc chắn. 

Những người lo lắng kinh niên thường hành động để giảm bớt sự không chắc chắn và sợ hãi, dẫn tới ảo tưởng rằng họ có thể loại bỏ nó hoàn toàn.

Họ rất sợ sự không chắc chắn và không muốn sống với nó, đến nỗi họ tự lừa bản thân nghĩ rằng họ có thể làm cho tương lai ổn hơn bằng cách liên tục nghĩ về nó. 

Những người này luôn sống dưới ảo tưởng rằng suy nghĩ luôn luôn giải quyết được mọi vấn đề và việc lập kế hoạch luôn dẫn đến mức độ sẵn sàng cao hơn. Nhưng cả hai điều này đều không đúng.

Không phải chỉ vì bạn luôn suy nghĩ về một vấn đề thì bạn có thể tìm ra cách giải quyết hiệu quả. 

Cũng không phải chỉ vì bạn vẽ ra vô số tình huống giả định trong tương lai thì có nghĩa là bạn có thể chuẩn bị tốt hơn để xử lý chúng. Thực ra bạn chỉ đang khiến bản thân có cảm giác rằng bạn đang có sự chuẩn bị cho tương lai.

Những người có chỉ số EQ cao hiểu cuộc sống vốn dĩ không chắc chắn. Và họ cũng hiểu rằng nên đối mặt với sự không chắc chắn đó hơn là sống trong sự phủ nhận. 

Chỉ khi bạn ngừng căng thẳng, lo lắng hay sợ hãi thì nguồn năng lượng và nhiệt huyết sẽ trở lại với bạn. 

Khi bạn ngừng khẳng định rằng thế giới hành động theo cách bạn muốn vào ngày mai thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn với thế giới bạn đang có hôm nay.

3. Nhai lại quá khứ

Nhai lại những sai lầm trong quá khứ là một nỗ lực sai lầm xung quanh nhu cầu kiểm soát của con người. Chúng ta bị ám ảnh với những suy nghĩ rằng chỉ cần đủ nỗ lực và kiên trì thì có thể đạt được bất cứ điều gì. 

Tất nhiên những người bị mắc kẹt về những sai lầm và thất bại trong quá khứ không thực sự tin rằng họ có thể thay đổi những gì đã xảy ra. 

Thay vào đó, ngẫm nghĩ về quá khứ cho họ ảo tưởng về sự kiểm soát thoáng qua và tạm thời.

Bạn không thể thay đổi những sai lầm trong quá khứ và bất lực là điều không thể tránh khỏi. Đây là một thực tế khó khăn của cuộc sống mà những người có chỉ số EQ cao không chỉ hiểu mà còn chấp nhận.

Nếu bạn muốn tiếp tục cuộc sống thay vì mãi mắc kẹt trong quá khứ thì bạn phải chấp nhận quá khứ, bao gồm cả cảm giác bất lực, tiếc nuối. 

Hãy hành động trong hiện tại thay vì nhai lại quá khứ. Hãy làm điều gì đó hữu ích ngay bây giờ, dù chỉ là một việc nhỏ. Đừng từ bỏ quyền kiểm soát tương lai của bạn bằng cách giả vờ rằng bạn có thể kiểm soát quá khứ.

4. Luôn muốn kiểm soát người khác

4 sai lầm giao tiếp sẽ khiến bạn đẩy bản thân vào mục tiêu bị đào thải khỏi tập thể: Khi làm việc từ xa, càng cần phải chú ý - Ảnh 2.

Kỳ vọng không thực tế là một sai lầm, nhất là đối với nỗ lực muốn kiểm soát người khác. Tất nhiên, hầu hết những người có kỳ vọng không thực tế đều không thể nhận thấy điều đó. 

Bạn có thể nghĩ kỳ vọng của bạn về người khác là một điều tốt, rằng những kỳ vọng cao khuyến khích đối phương tiến bộ và trưởng thành. 

Trên thực tế, đó là hình thức kiểm soát. Bạn muốn điều khiển hành động của người khác theo kỳ vọng của mình và cố gắng làm cho nó xảy ra.

Thế nhưng những kỳ vọng không thực tế thực sự có ý nghĩa hay không? Bạn dành thời gian để tạo ra câu chuyện trong đầu mình về những gì người khác nên làm. 

Và khi họ không thể sống theo những tiêu chuẩn đó, bạn theo phản xạ so sánh thực tế với kỳ vọng để rồi cảm thấy thất vọng.

Và làm thế nào để vượt qua nỗi thất vọng đó? Bạn sẽ lại đưa ra những kỳ vọng cao hơn bởi chúng khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. 

Bạn sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn liên tục của kỳ vọng và thất vọng. Cuối cùng thì đối phương cũng sẽ cảm giác bực bội, mệt mỏi. 

Giải pháp là hãy buông bỏ những kỳ vọng không thực tế của bạn, dừng tạo câu chuyện về những gì bạn muốn từ người khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại