Làm việc đã được 16 năm, đến nay đã trở thành giám đốc dự án, nhưng vì vẻ ngoài còn quá trẻ, Minh Anh hay bị nhiều người nghi ngờ về năng lực. Thậm chí có khách hàng khi gặp cô còn hỏi thẳng:
"Tôi có thể đổi một người quản lý dự án khác có kinh nghiệm hơn không? Cô còn trẻ như vậy, chúng tôi không tin tưởng lắm!"
Nếu tần suất những việc này diễn ra thấp thì không nói gì, nhưng việc này lại diễn ra như cơm bữa, khiến Minh Anh gặp rất nhiều rắc rối trong công việc.
Cũng may ông chủ tin tưởng vào năng lực của Minh Anh, nên chưa bao giờ gây khó dễ cho cô. Hơn nữa, ông chủ còn chính là người dạy cô 4 logic, giúp cô phát triển nhanh như vậy.
4 logic đó là gì?
1. Đòn bẩy bên ngoài
Lúc mới đi làm, anh trai tôi lúc nào cũng dặn dò: "Nên kết bạn với những người giỏi hơn, học hỏi kinh nghiệm từ họ để tiết kiệm nhiều thời gian và bớt việc đi đường vòng."
Mặc dù cảm thấy tư tưởng này hơi thực dụng, nhưng sau khi làm theo những gì anh ấy nói, tôi nhận ra việc đó thực sự có lợi cho mình.
Khi có cuộc thảo luận, tôi sẽ luôn quan sát những người giỏi hơn và suy nghĩ đến những vấn đề như:
Tại sao anh ấy lại suy nghĩ và diễn đạt theo cách này?
Có lời nào của họ phù hợp với tình huống hiện tại để bản thân tôi học hỏi hay không?
Ưu điểm của những phương án này có tương xứng với công việc hiện tại của tôi hay không?
"Đòn bẩy bên ngoài" giúp chúng ta vượt qua được nhiều câu đố khó. Bởi vì tôi nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ các chuyên gia, nên sẽ mất ít thời gian hơn để cải tạo phương án và sửa sai.
Làm thế nào để chúng ta có thể "mượn lực" từ bên ngoài một cách tốt nhất?
Đầu tiên: Bạn phải đánh giá cao họ. Chuyển sự chú ý từ bản thân sang người khác.
Những người mới thường mắc một lỗi lớn là muốn được mọi người công nhận nên đã quá để ý vào ý kiến chính mình mà bỏ qua quan điểm của người khác.
Thứ hai: Trọng tâm. Hãy học những thứ cần thiết cho công việc.
Có rất nhiều phương pháp, nhưng thời gian và sự chú ý của bạn có sự hạn chế. Vì vậy, hãy cố gắng tập trung vào những thứ thực tế, cần thiết cho công việc của chính mình.
Thứ ba: Thực hành.
Một khi đã tìm ra phương pháp, thì nhất định phải áp dụng nó vào thực tế ngay, như vậy mới có tác dụng!
2. Tập trung hiện tại
Chúng ta thường hoạch định rất nhiều kế hoạch cho tương lai: Nói về lý tưởng cao cả và đặt ra mục tiêu hằng năm.
Nhưng không may, xu hướng vội vàng này lại khiến chúng ta lơ là hiện tại, dẫn đến giậm chân tại chỗ.
Mục tiêu dài hạn là thứ không thể nhìn thấy rõ kết quả ngay lập tức, nhưng nhiều người lại vì điều này mà tự trách chính mình, cảm thấy bản thân vô dụng, rồi sợ hãi bản thân không thể làm được...
Càng sợ hãi, họ càng ít hành động, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại.
Những người thông minh sẽ không để bản thân rơi vào vòng quay như vậy, họ sẽ để bản thân tập trung vào hiện tại, chuyển từ "suy nghĩ nhiều" sang "làm việc nhiều".
Trên thực tế, phương pháp này không phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện đủ ba bước:
Thứ nhất: Sớm đưa ra phương pháp.
Viết tất cả những điều suy nghĩ ra giấy, càng nhiều càng tốt. Bằng cách này, chúng ta có thể giải tỏa áp lực lên não, cũng có thể tránh việc quên một kế hoạch nào đó!
Thứ hai: Thực hiện lại phép trừ
Khi tất cả các ý tưởng đã được liệt kê, bạn có thể sử dụng phân loại logic để phân chia các nhiệm vụ từ dễ đến khó. Những thứ có tác động nhỏ có thể gạch bỏ, chỉ để lại ba điều quan trọng cần hoàn thành trước.
Thứ ba: Tập trung vào những điều quan trọng
Xem xét khoảng cách giữa mục tiêu và thực tế, sau đó dốc hết sức để thu hẹp khoảng cách đó.
3. Vượt qua sự hoàn mỹ
Nhiều người có thói quen thích sự hoàn mỹ, chuẩn bị chu đáo báo cáo nhưng luôn cảm thấy bản thân làm chưa đủ tốt.
Thói quen này sẽ khiến bạn luôn cảm thấy áp lực và lo lắng, cũng dễ khiến bạn dao động trước khó khăn và sự cố bất ngờ.
Vì vây hãy học cách chấp nhận sự bình thường của bản thân. Thực ra, trên đời chẳng có ai là thập toàn thập mỹ. Người dám chấp nhận sự khuyết điểm mới là người còn trên cả sự hoàn mỹ.
Nghĩ như vậy, bạn sẽ có đủ nghị lực và tự tin vượt qua mọi nhiệm vụ!
4. Đi ngược gió để trưởng thành
Ở trạng thái lạc quan, hầu hết mọi người đều có thể làm tốt được mọi việc. Nhưng không phải lúc nào con người chúng ta cũng có thể thuận lợi trong mọi trường hợp.
Rất nhiều người khi gặp phải thất bại, liền có xu hướng rơi vào cảm xúc tiêu cực. Mà tần suất những việc này càng nhiều, thì họ càng khó thoát ra khỏi tâm lý sợ hãi thất bại.
Thế nên, hãy học cách tự huấn luyện bản thân để có một tinh thần thép dù đang ở trong hoàn cảnh nào: Nhìn nhận bản thân, nhớ lại những khía cạnh tốt mà mình đã từng thể hiện để lấy lại cảm giác thăng bằng...
Những người ưu tú sẽ không bao giờ sợ thất bại, bởi vì nghịch cảnh chính là thứ khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.
(weixin)