4 kiểu tiêu chảy không được tùy tiện dùng thuốc mà cần khẩn trương đi khám bác sỹ

Thanh Nga |

Tiêu chảy không chỉ khiến người bệnh khó chịu, nguy hiểm nhất là tiêu chảy gây mất nước, mất cân bằng điện giải, rối loạn chức năng thận, nhiễm độc gan, gây sốc v.v...

Mùa hè, thường hay xảy ra tiêu chảy. Nhiều người nghĩ rằng nguyên nhân tiêu chảy đơn giản chỉ là "Không may ăn phải đồ hỏng"có khi đi vài lần là hết cùng lắm là uống vài viên thuốc..., mà đâu biết, tiêu chảy là một loại bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta.

Theo điều tra của tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ tử vong vì tiêu chảy chỉ đứng sau ung thư, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường và so với các chứng bệnh khác thì tỷ lệ tử vong do tiêu chảy cao đứng thứ tư.

Triệu chứng tiêu chảy khác nhau thì cách điều trị cũng khác nhau, một số kiểu tiêu chảy thậm chí có thể là triệu chứng của tiền ung thư.

Dưới đây là những giải thích toàn diện của các chuyên gia Tôn Lăng Vũ – Tổng thư ký ban hỗ trợ và trị liệu ung bướu hiệp hội ung thư Trung Quốc và Trương Hướng Dương phó chủ nhiệm khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Sao hôm Thanh Hoa Bắc Kinh về bệnh này.

Biện pháp xử lý khi bị tiêu chảy

Tiêu chảy không chỉ khiến người bệnh khó chịu, nguy hiểm nhất là tiêu chảy gây mất nước, mất cân bằng điện giải, rối loạn chức năng thận, nhiễm độc gan, gây sốc... Nếu bạn hoặc người trong gia đình bị tiêu chảy, biện pháp cụ thể cần xử lý lúc này là:

1. Ngăn chặn tình trạng mất nước

Tiêu chảy nhiều lần, có khi tiêu chảy như nước, sẽ làm cho cơ thể mất nhiều nước. Một số bệnh nhân cho rằng khi bị tiêu chảy vẫn ăn thức ăn, uống nước sẽ làm cho tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn, vì thế họ không ăn không uống, hy vọng sẽ ngăn chặn được tình trạng bệnh, có vẻ như cách này khá hữu dụng, tiêu chảy đã có phần giảm đi.

Nhưng thực ra, tiêu chảy giảm đi chứng tỏ cơ thể thiếu nước đã đến một mức độ nhất định, trong tình trạng này rất dễ xảy ra trúng độc a xít và choáng phản vệ và hậu quả đã trở nên nghiêm trọng hơn cả tình trạng ban đầu.

Khi bị tiêu chảy cần phải biết tình trạng mất nước của cơ thể để bù nước kịp thời. Bạn có thể tự phán đoán tình trạng mất nước, rất đơn giản: Khi cảm giác khát nước, lượng nước tiểu ít hơn bình thường, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên, nằm ngửa không dễ trở mình. Khát nước và tiểu ít là hai triệu chứng quan trọng nhất.

Chỉ cần không bị nôn, nhất định phải uống nước, làm cho hai triệu chứng trên giảm đi hoặc không còn nữa. Nếu thấy kèm theo nôn hoặc thực sự không thể ăn uống gì được, thì cần sớm đi khám bác sỹ.

4 kiểu tiêu chảy không được tùy tiện dùng thuốc mà cần khẩn trương đi khám bác sỹ - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

2. Ngăn chặn tình trạng mất cân bằng điện giải

Tiêu chảy không chỉ làm cơ thể mất nước, mà còn làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Chất điện giải là hàm lượng muối trong cơ thể, mất cân bằng điện giải sẽ gây mệt mỏi, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Lúc này, có thể uống bù nước, có thể trực tiếp thêm muối vào nước uống để bổ sung chất điện giải Na+, cho lượng muối ở mức hơi có vị mặn là thích hợp, bổ sung kali có thể uống nước ép trái cây.

3. Phán đoán tình trạng nghiêm trọng của bệnh

Nói chung, khi người bệnh ở tình trạng "miệng nôn, trôn tháo" không ăn uống được gì cần kịp thời đến bệnh viện kiểm tra. Người bệnh chỉ tiêu chảy nhưng diễn biến bệnh nhanh thậm chí nguy hiểm cũng cần kịp thời khám và điều trị.

Như chóng mặt khi ngồi xuống, đứng lên, hoặc kiểm tra huyết áp tụt nghiêm trọng, da nổi ban đỏ hoặc màu tím đỏ xen lẫn các đốm trắng, chân tay lạnh, sau khi ấn tay lên da, thời gian da trở lại tình trạng ban đầu quá 2 giây, bắt đầu có sự thiếu minh mẫn...đều là những triệu chứng của tình trạng bệnh nguy kịch, cần kịp thời cấp cứu và điều trị.

4. Không nên dùng thuốc theo kinh nghiệm cho những triệu chứng bệnh sau

Người bệnh tiêu chảy xuất hiện khá nhiều triệu chứng tim đập nhanh, tim loạn nhịp, nhiều người có tuổi thường nhầm lẫn sang cơn đau tim, thế là theo kinh nghiệm ngậm luôn 1 viên nitroglycerin dưới lưỡi.

Thực ra, người bệnh tiêu chảy kèm theo bệnh tim từ trước có khả năng xuất hiện thiếu máu cục bộ ở tim, hiện tượng thiếu máu này càng nghiêm trọng hơn do lượng máu không đủ khi mất nước gây ra.

Lúc này mạch máu cực kì nhạy cảm với các loại thuốc giãn mạch như nitroglycerin, người bệnh sau khi uống có thể gây tụt huyết áp nghiêm trọng, suy tim và chóng mặt. Vì vậy, cần nhớ không nên lạm dụng thuốc, cần kịp nhanh chóng cấp cứu và điều trị khi bị tiêu chảy nghiêm trọng.

4 kiểu tiêu chảy không được tùy tiện dùng thuốc mà cần khẩn trương đi khám bác sỹ - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

4 kiểu tiêu chảy mang dấu hiệu của tiền ung thư

Khi xuất hiện những tình trạng dưới đây, tiêu chảy rất có thể đang cảnh báo với chúng ta về một bệnh ung thư nào đó, nhất định phải đi khám và làm các xét nghiệm để kịp thời điều trị.

1. Ung thư đại, trực tràng

Tiêu chảy buổi sáng hoặc lúc tiêu chảy lúc táo bón xen kẽ. Thói quen và tình trạng đại tiện có sự thay đổi là dấu hiệu quan trọng của ung thư trực tràng thời kì đầu.

Do khối u và sự bài tiết của nó kích thích đường ruột làm cho quy luật đại tiểu tiện đột nhiên thay đổi, đại tiện nhiều lần hoặc giảm đi rõ rệt, xuất hiện tình trạng lúc táo bón lúc tiêu chảy, tiêu chảy khi thức dậy buổi sáng....

Đặc biệt là kèm theo tình trạng phân có đờm lẫn máu, có mủ lẫn máu, máu trong phân có màu đỏ tươi... Hoặc thiếu máu không rõ nguyên nhân, sụt cân nhanh, mệt mỏi, cần hết sức cảnh giác.

2. Ung thư dạ dày

Nếu đột nhiên xuất hiện triệu chứng tiêu chảy không rõ nguyên nhân, phân có màu đen, đồng thời kèm theo ăn uống không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, có thể buồn nôn, dạ dày cảm giác nóng rát, đau trướng bụng... thì cần nghĩ đến khả năng có khối u.

Những người trên 40 tuổi hoặc người từng có vết loét đường tiêu hóa lâu ngày càng cần lưu ý, nên kịp thời làm nội soi và các xét nghiệm khác để phát hiện và điều trị bệnh.

4 kiểu tiêu chảy không được tùy tiện dùng thuốc mà cần khẩn trương đi khám bác sỹ - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

3. Ung thư gan

Theo nghiên cứu cho thấy, khoảng 50% ung thư thể nguyên phát có biểu hiện tiêu chảy trước khi phát hiện bệnh, số lần đại tiện khoảng từ 2-20 lần một ngày, do khối u dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa và hấp thụ hoặc bài tiết. Vì thế, tiêu chảy là một trong những triệu chứng của ung thư gan không thể bỏ qua, tuy rằng không cụ thể.

Những người lớn tuổi, đặc biệt là người bệnh viêm gan hoặc xơ gan mãn, xuất hiện khó chịu ở bụng trên bên phải, vùng gan sưng to, mức độ đau, khó chịu tăng dần hoặc chán ăn, tụt cân dần dần, cần sớm đến bệnh viện làm các xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm Alpha-fetoprotein( AFP), siêu âm gan...

4. Ung thư tuyến tụy

Tiêu chảy kéo dài. Do tuyến tụy bị che khuất bởi dạ dày và đại tràng ngang nên nếu kiểm tra bình thường rất khó để phát hiện, vì thế tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tuyến tụy rất thấp.

Do dịch tiết tuyến tụy không đủ, nên người ung thư tuyến tụy và người viêm tuyến tụy mãn sẽ có hiện tượng tiêu chảy. Vì vậy, hãy cẩn thận khi gặp những triệu chứng rất khó để giải thích như: Khó chịu bụng trên, tiêu chảy nhiều lần, tiêu chảy lẫn nhầy mỡ, khó tiêu, đau lưng và vàng da không sỏi mật…

Hay triệu chứng sụt cân không rõ nguyên nhân, nên lưu ý để kịp thời đi bệnh viện kiểm tra. Nhất là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao như có lịch sử hút thuốc lá nhiều năm, người viêm tuyến tụy mãn hoặc người trong gia đình có tiền sử ung thư tuyến tụy…

*Theo Huanqiu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại