Với khao khát muốn làm giàu song có người thành công, có kẻ thất bại. Cùng là người bình thường, tại sao có người thành đạt đi xe hơi, song cũng có người ở độ tuổi trung niên vẫn phải ăn mì gói trong căn nhà thuê chật chội.
Có thể định nghĩa thành công của mỗi người là khác nhau. Song bài viết này sẽ đi vào bàn luận về sự khác biệt trong giáo dục. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường gia đình bình thường, có nguồn gốc và nền tảng giáo dục như nhau. Vậy tại sao lại có khoảng cách lớn giữa người giàu, người nghèo trong vòng 5-10 năm sau khi tốt nghiệp. Bởi những người thành công và giàu có nắm được 4 khả năng cần có để đạt được ước mơ.
1. Khả năng tự kỷ luật bản thân
Có một câu nói mà hầu hết chúng ta đều quen thuộc: "Kẻ thù lớn nhất của mỗi người chính là bản thân họ". Cái trước cần chống là sự lười biếng trong bản thân mỗi người, sau là đến sự cảm dỗ của các tác nhân bên ngoài. Vượt qua được cả hai cám dỗ này, người đó đáng được khâm phục.
Trước hết là sự kỷ luật trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. Với cường độ công việc cao, nhiều người thường có thói quen đi ngủ muộn, đồng nghĩa với đó là sẽ dậy muộn. Tuy nhiên điều này là phản khoa học.
Việc kiểm soát nhịp điệu công việc và cuộc sống là điều cơ bản cần làm trước khi có được thành công. Khi đã kiểm soát được lịch trình của mình, bạn sẽ có một trạng thái tinh thần và thể chất tốt nhất để bắt đầu ngày mới. Từ đó, mỗi ngày của bạn sẽ được bắt đầu một cách tràn đầy năng lượng và hiệu quả, cuộc sống sẽ thoải mái hơn. Vì thế càng kỷ luật, bạn sẽ càng tự do.
2. Khả năng thực thi
Nhiều người vẫn phàn nàn và lo lắng rằng ngoài 30 tuổi nhưng vẫn không có tiền, không có nhà, không có xe hơi thì phải làm gì? Khi đi tìm lời giải đáp cho kế hoạch của tương lai, họ vẫn nói rằng tôi muốn bắt đầu kinh doanh hay tôi muốn làm việc chăm chỉ...
Dường như những kế hoạch vẫn chỉ "muốn" hay "nghĩ" chứ không hành động. Nếu mọi thứ vẫn ở trong suy nghĩ thì bạn có khả năng để thành công với những kế hoạch đó không?
Bạn cần biết rằng sự khác biệt lớn nhất giữa người thành công và người bình thường là họ có thể làm những gì họ nói.
Khi vẫn còn lo lắng và nói rằng muốn phát triển, muốn có sự nghiệp thì thực tế bạn vẫn chẳng có gì. Hãy giải quyết những lo lắng đó bằng cách hành động, phá vỡ nút thắt cổ chai bằng sự kiên trì và chứng minh rằng bạn có thể làm được.
Cuối cùng, thứ quyết định cuộc đời bạn không phải là sự khoa trương mà chính là khả năng thực thi những gì bạn nói. Khóng bắt tay vào thực hiện, mọi thứ sẽ chỉ là con số không. Chỉ bằng cách hành động, bạn mới có thể chạm vào những ước mơ của mình.
3. Khả năng phán đoán
Ngoài khả năng kỷ luật và thực thi, bạn cần có một chút linh cảm, tiên đoán sự việc. Một nghiên cứu cho biết người bình thường sẽ có hơn 6.000 suy nghĩ mỗi ngày, nhiều trong số đó sẽ không diễn ra. Tất nhiên bạn sẽ không thể có thời gian để xác minh và khám phá tất cả nghĩ ý tưởng đó. Vậy làm thế nào để nắm bắt và lựa chọn được ý tưởng hay cơ hội tốt?
Loại từ việc tiên đoán đỏ đen may rủi, bạn chỉ có thể phán đoán và tính toán bằng bộ óc nhanh nhạy của mình. Bạn có thể dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ, suy nghĩ logic của bản thân, đánh giá ưu điểm, nhược điểm, dự đoán rủi ro... để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Sự khác nhau lớn nhất giữa người thành công và người bình thường chính là khả năng dự đoán. Nếu như người bình thường đưa ra quyết định trên sự thiếu hiểu biết trong khi đó người thành công đã có thể dự đoán các xu hướng phát triển trong tương lai và vận hành mọi kế hoạch theo đúng định hướng đã vạch sẵn.
Khả năng phán đoán ở đây không phải là kỹ năng cao siêu, đó là điều bạn có thể học hỏi mỗi ngày. Tìm hiểu tính logic đằng sau những ý tưởng, đánh giá khả năng phát triển, phân tích các điều kiện cần thiết để hiện thực hóa, xem xét các yếu tố chủ quan, khách quan và cuối cùng đưa ra kết luận về khả năng có thể thực hiện. Theo phương pháp này bạn hoàn toàn có thể làm được những điều mình nói và trở thành người thành công.
4. Khả năng đối diện với thất bại
Dù sinh ra ở vạch đích song cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió như bạn muốn. Tất cả mỗi người đều sẽ phải trải qua đủ thăng trầm, sóng gió, đòn roi của cuộc đời.
Khi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống, bạn lựa chọn không dám đương đầu và dừng hay hay tìm cách khác.
Bạn mất ít nhất 12 năm để có được tấm bằng tốt nghiệp và tiếp tục 4-5 năm cho quãng thời gian đại học với mong muốn có được cuộc sống đủ đầy, vậy tại sao chỉ một khó khăn có thể làm bạn bỏ cuộc?
Thởi điểm trưởng thành, bạn gặp khó khăn khi làm việc rồi rơi vào tình trạng sa sút, bạn đổ lỗi cho người khác hay thừa nhận thất bại?
Từ lúc sinh ra cho đến khi già yếu, hành trình cuộc đời bạn luôn có đan xen sự khó khăn, niềm vui hay những nỗi buồn và không ai dám chắc rằng mọi thứ sẽ luôn đơm hoa kết trái.
Vì vậy, khi trải qua những mất mát, khó khăn, hãy quản lý cảm xúc của mình và đối phó với hậu quả một cách lý trí. Dám đối diện với khó khăn là điều cần có của một người thành công.
Cuộc sống là sự luyện tập, chỉ khi quên đi những gì nên quên và buông bỏ những thứ không thuộc về mình khi đó bạn mới có thể dễ dàng tiến về phía trước và nỗ lực bền bỉ.
Cuối cùng, kỷ luật bản thân là kỹ năng, thực hiện là thái độ, dự đoán là khả năng và đối diện với thất bại là một loại trí tuệ. Không bao giờ có con đường tắt để đi đến thành công. Mọi việc đều có nhân quả, mong rằng bạn có thể thực hiện mọi kế hoạch mình dám nói ra.
Tổng hợp