Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Trong nhiều năm qua, con người luôn tò mò về hành tinh này.
Thời xa xưa, con người luôn dựa vào trí tưởng tượng của mình để tạo nên những truyền thuyết đẹp đẽ và khác thường cho Mặt Trăng.
Trong thời hiện đại, với sự trợ giúp của khoa học và công nghệ tiên tiến, con người có thể khám phá Mặt Trăng tuyệt đẹp và bí ẩn.
Ngay từ đầu năm 1959, Liên Xô đã khởi động Luna, chương trình chinh phục Mặt Trăng. Chương trình này kéo dài 18 năm và đã thực hiện rất nhiều sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng. Đặc biệt, vào năm 1959, tàu Luna-3 đã làm được việc rất quan trọng, đó là chụp ảnh được vùng tối của Mặt Trăng.
Phi hành gia Neil Armstrong là chỉ huy tàu Apollo 11, đồng thời là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Ảnh: Getty
Trong khi đó, từ năm 1969, Mỹ đã phóng tàu Apollo 11 để đáp xuống Mặt Trăng. Tên lửa đẩy Saturn V đã giúp Apollo 11 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida (Mỹ) bay thẳng lên Mặt Trăng. Sau 76 giờ bay với hành trình dài 384.400 km, tàu Apollo 11 đã tiến vào quỹ đạo của Mặt Trăng.
Trong đó, vào ngày 20/7/1969, phi hành gia Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên bề mặt của hành tinh này.
Sự kiện tàu Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng đã được đưa vào lịch sử và trở thành đề tài hấp dẫn cho cả những bộ phim tài liệu và điện ảnh.
Thế nhưng sau khi đáp xuống Mặt Trăng, con người lại phát hiện ra rằng hành tinh này thực ra không đẹp như trong những câu chuyện mà người xưa mô tả. Đây thực chất là một hành tinh khá hoang vắng, không có những công trình kiến trúc lộng lẫy... Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tình cờ phát hiện ra có 4 điểm đen đặc biệt nằm rải rác ở trên bề mặt Mặt Trăng trong bức ảnh được tàu Luna-3 chụp lại vào năm 1959.
Bốn điểm đen này là gì? Liệu chúng có thể là căn cứ của người ngoài hành tinh?
Bức ảnh đầu tiên về vùng tối Mặt Trăng được tàu Luna-3 chụp lại.
Đối với 4 điểm đen này, các nhà khoa học đã đưa ra các ý kiến, quan điểm khác nhau.
Một số người cho rằng chúng là bóng của các tòa nhà. Một số khác lại nhận định 4 điểm đen thực chất chỉ là những đốm đen bình thường, không có cơ sở sinh học và cũng không liên quan gì đến sự sống ngoài Trái Đất.
Các cuộc thảo luận về những điểm đen này đã diễn ra trong khoảng nửa thế kỷ và đến nay, bí ẩn này mới được giải đáp.
Vậy, 4 điểm đen này thực chất là gì?
Tàu Hằng Nga 4 hạ cánh thành công xuống vùng tối của Mặt Trăng vào đầu tháng 1/2019. Ảnh: CNSA
Đầu tháng 1/2019, tàu thám hiểm Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã hạ cánh thành công xuống vùng tối của Mặt Trăng. Đây cũng là lần đầu tiên có một con tàu hạ cánh xuống khu vực bí ẩn này của Mặt Trăng.
Sau khi hạ cánh thành công xuống Mặt Trăng, tàu Hằng Nga 4 bắt đầu thăm dò, trong đó có 4 điểm đen này. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, các nhà khoa học đã đặt tên cho 4 điểm này lần lượt là A, B, C, D. Theo đó, từ những hình ảnh và dữ liệu do Hằng Nga 4 gửi về, các nhà khoa học cho biết, không thấy bóng dáng của các tòa nhà. Điều này cho thấy rằng 4 điểm đen không phải là dấu hiệu của sự tồn tại sự sống ngoài Trái Đất.
Theo các nhà nghiên cứu, điểm A thực chất là một miệng núi lửa khổng lồ với diện tích khoảng 20.000 km2. Do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như độ sáng, góc và khoảng cách nên những gì mà con người nhìn thấy chỉ là một điểm đen khổng lồ.
Điểm B cũng có miệng núi lửa. Điểm cao nhất của nó khoảng 3.200 km. Sở dĩ điểm B chỉ là một bóng đen vì có liên quan đến ánh sáng Mặt Trời. Tương tự, điểm C cũng như điểm B.
Cuối cùng là điểm D. Khác với 3 điểm đầu tiên, D là một điểm ảo, tức là nó hoàn toàn không tồn tại. Tuy nhiên, vì sao các nhà nghiên cứu lại quan sát được điểm đen này?
Ban đầu các nhà nghiên cứu suy đoán rằng bí ẩn này có thể liên quan tới vòng quay của Trái Đất và Mặt Trăng.
Tuy nhiên, để tìm ra những lý do sâu xa hơn phía sau thì cần phải tiến hành quan sát và khám phá thêm.
Mặt Trăng vẫn còn là hành tinh ẩn giấu nhiều bí ẩn. Tìm kiếm sự sống và khai thác các tài nguyên trên hành tinh này là mục tiêu mà nhiều quốc gia hàng đầu về chinh phục vũ trụ đang theo đuổi.
Hằng Nga 4 nhiều lần phát hiện hiện tượng kỳ bí trên Mặt Trăng
Ngày 3/1/2019, tàu Hằng Nga 4 hạ cánh thành công xuống vùng tối của Mặt Trăng. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên có tàu vũ trụ đáp xuống khu vực bí ẩn này.
Nhiệm vụ của tàu Hằng Nga 4 là quan sát thiên văn, địa hình, địa mạo, thành phần khoáng chất của Mặt Trăng, đồng thời tiến hành đo bức xạ neutron, các nguyên tử trung lập nhằm thực hiện nghiên cứu môi trường mặt tối của hành tinh này.
Trong quá trình thăm dò và gửi các thông tin, dữ liệu về Trái Đất, tàu Hằng Nga 4 đã không ít lần phát hiện và giải mã các hiện tượng kỳ bí trên Mặt Trăng. Hai phát hiện dưới đây là minh chứng.
Robot Thỏ Ngọc 2 thuộc sứ mệnh Hằng Nga 4. Ảnh: CNSA
Thứ nhất, đầu tháng 12/2021, Our Space, một kênh liên kết với Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA), công bố bức ảnh về một vật thể có hình khối màu xám ở trên đường chân trời của Mặt Trăng. Bức ảnh được cộng đồng mạng gọi là "túp lều bí ẩn".
Bức ảnh về vật thể giống như "túp lều bí ẩn" trên Mặt Trăng được Thỏ Ngọc 2 chụp lại. Ảnh: CNSA
Bức ảnh này được robot thám hiểm tự hành Thỏ Ngọc 2 (nằm trong sứ mệnh Hằng Nga 4 của Trung Quốc) chụp được khi di chuyển ngang qua miệng núi lửa Von Karman. Ở thời điểm công bố bức ảnh, các nhà nghiên cứu cho rằng sẽ mất từ 2 -3 tháng để Thỏ Ngọc 2 có thể tiếp cận được vật thể này.
Tuy nhiên, khi robot Thỏ Ngọc 2 đang thực hiện cuộc hành trình thì nhiều cư dân mạng phỏng đoán rằng vật thể giống như "túp lều bí ẩn" kia có thể là "cung điện Mặt Trăng" hay thậm chí là căn cứ của người ngoài hành tinh.
Đến ngày 7/1/2022, sự thật về "túp lều bí ẩn" trên Mặt Trăng đã được giải mã khi Our Space công bố bức ảnh cận cảnh về vật thể kỳ lạ này. Hoá ra đó là một tảng đá nằm ở trên vành miệng núi lửa. Tảng đá này có hình dạng rất lạ và nó đã được nhóm điều khiển xe tự hành từ Trái Đất đặt tên là "Thỏ Ngọc".
Sự thật "túp lều bí ẩn" trên Mặt Trăng hoá ra chỉ là 1 tảng đá. Ảnh: CNSA
Thứ hai, đầu tháng 2/2022, Thỏ Ngọc 2 thuộc sứ mệnh Hằng Nga 4 lại gây bất ngờ khi phát hiện ra vật thể kỳ lạ ở trên Mặt Trăng. Đó là các viên thuỷ tinh có hình dạng kỳ dị được tìm thấy ở phần phía xa của Mặt Trăng.
Cụ thể, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Bulletin, robot Thỏ Ngọc 2 đã chụp được các bức ảnh mờ nhạt về hai viên thuỷ tinh hình cầu trên bề mặt Mặt Trăng bằng cách sử dụng camera toàn cảnh của nó.
Các nhà nghiên cứu cho biết, chưa có dữ liệu thành phần nào được thu thập cho những khối thuỷ tinh hình cầu kỳ lạ này. Tuy nhiên, hình thái độc đáo cùng bối cảnh ở xung quanh cho thấy hai khối cầu này có nguồn gốc từ một vụ va chạm thiên thạch, chứ không phải là do hoạt động của núi lửa trên Mặt Trăng.
Các viên thủy tinh do Thỏ Ngọc 2 phát hiện (c,d) có kích thước và màu sắc khác so với mẫu vật (a, b) do các sứ mệnh Apollo thu thập được. Ảnh: Xinhua
Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành so sánh các bức ảnh này với các viên thuỷ tinh được các sứ mệnh Apollo lấy mẫu trên Mặt Trăng trước kia. Kết quả, các khối thuỷ tinh được Thỏ Ngọc 2 chụp được có kích thước nhỏ hơn và màu sắc khác biệt.
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra dự đoán rằng sẽ có nhiều hạt thuỷ tinh hình cầu tương tự ở trên những cao nguyên Mặt Trăng. Điều này cũng cung cấp mục tiêu lấy mẫu đầy triển vọng giúp khám phá về lịch sử va chạm ở trong thời kỳ đầu của hành tinh.
Bài viết tham khảo nguồn: NBCnews, RT, Xinhua, Space…