Mua sắm bốc đồng dường như là vấn đề chi tiêu mà nhiều người đang gặp phải. Cách mua sắm này thậm chí gây ra những khoản nợ nhưng nhiều người vẫn muốn tiêu xài hoang phí. Tại sao nhiều người biết thói quen tiêu dùng như vậy là không tốt, nhưng vẫn không kiểm soát được bản thân?
Dưới đây sẽ là một số lý do và các biện pháp giải quyết mà bạn có thể tham khảo.
1. Tìm hạnh phúc từ việc mua sắm giá rẻ
Ảnh minh họa.
Trên thực tế, khi chúng ta mua một thứ gì đó, niềm vui lớn nhất không phải là bản thân thứ đó, mà là sự mong đợi có được nó. Hãy nghĩ lại xem bạn có cảm thấy rất hạnh phúc khi mua một thứ gì đó hay không. Và khi vật thực sự cầm trên tay, lại không có cảm giác đó. Thậm chí có thể bạn còn không mở mà cứ để nó sang một bên. Bạn cũng sẽ hối hận vì đã tiêu tiền một cách bừa bãi.
Trên thực tế, có rất nhiều điều để hạnh phúc và bạn có thể hạnh phúc mà không cần chi tiêu. Ví dụ, đi dạo trong công viên miễn phí. Bạn có thể đến đó bằng chiếc xe đạp của chính mình, không chỉ được rèn luyện sức khỏe mà còn được ngắm nhìn rất nhiều khung cảnh khác nhau, đơn giản nhưng rất vui.
Giải pháp đưa ra:
Bạn có thể chuyển sự chú ý của mình sang những thứ khác, có thể những điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn việc chi tiêu và mua sắm.
2. Từ bỏ suy nghĩ mua sắm vì muốn thỏa mãn sự phù phiếm của mình
Ảnh minh họa.
Có nhiều người cho rằng việc xách túi hàng hiệu, đi xe sang là thể hiện họ có cuộc sống dư dả, có địa vị trong cuộc sống. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ xem liệu những khoản tiêu dùng này bản thân có thực sự đủ khả năng chi trả hay không?
Có thực sự xứng đáng không nếu bạn ăn mì gói trong ba tháng chỉ để mua những chiếc túi hàng hiệu, sống trong một ngôi nhà thuê ẩm thấp, tối tăm và nghĩ về cách trả hết tiền trong thẻ tín dụng hàng tháng?
Giải pháp đưa ra:
Thay vì mua những thứ mà bạn không có khả năng chi trả, tại sao không mua một số món đồ thiết thực có thể cải thiện cuộc sống của bạn? Ví dụ: Nếu bạn mua một chiếc máy nướng bánh mì để ăn sáng, bạn có thể tự làm một bữa sáng ngon và đơn giản cho mình mỗi ngày mà không tốn thêm tiền.
Trước tiên, hãy tìm hiểu xem bạn muốn mua món đồ với giá bao nhiêu, sau đó lên kế hoạch tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng. Cho đến khi đủ tiền, bạn có thể mua những thứ mình muốn. Tất nhiên, tiền trong tài khoản này không nên để nhàn rỗi mà có thể đầu tư đúng cách để có được khoản lãi giúp đẩy nhanh tốc độ tiết kiệm tiền.
3. Không phải mua một cái gì đó, bạn sẽ trở nên tốt hơn
Ảnh minh họa.
Đôi khi cảm thấy rằng nếu có thẻ tập gym, bạn có thể tập thể dục mỗi ngày để giảm cân? Nếu có một cuốn sổ tay đẹp, sẽ nhất quyết xem lại nó mỗi ngày và sống một cuộc sống có kỷ luật?
Thông thường, chúng ta bị cuốn hút bởi giả định rằng nếu có một cái gì đó có thể sống một cuộc sống lý tưởng nhất định. Như mọi người đều biết, những điều này chỉ là suy nghĩ và tưởng tượng. Trong cuộc sống bạn thực sự phải bắt tay vào làm thì mới có thành quả.
Giải pháp đưa ra:
Không cần thẻ tập, chỉ cần bạn chịu khó theo thói quen tập luyện tại nhà là bạn cũng có thể sở hữu được thân hình và dáng chuẩn. Không cần iPad, bao lâu bạn muốn, bạn cũng có thể đọc sách bằng ứng dụng đọc sách miễn phí trên điện thoại di động.
4. Kiếm tiền khó khăn nên đừng tùy tiện thưởng cho bản thân bằng cách mua sắm những món đồ đắt tiền
Ảnh minh họa.
Đôi khi người ta có tâm lý nuông chiều bản thân bằng cách tiêu xài vì cảm thấy mình đã làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, tiết kiệm. Tất nhiên, chúng ta kiếm tiền để sống nên vẫn cần các hoạt động giải trí, tăng thêm niềm vui.
Giải pháp đưa ra:
Chúng ta có thể lập một tài khoản riêng và gia hạn mức chi tiêu cho vấn đề vui chơi giải trí. Khi tiền lương hoặc thu nhập đến, chúng ta sẽ chuyển 5% thu nhập vào tài khoản này. Bạn có thể mua bất cứ thứ gì bạn muốn, ăn bất cứ thứ gì miễn là trong khoản tiền này.
Điều này không chỉ có thể đáp ứng yêu cầu của bản thân, mà còn có thể ngăn chặn việc chi tiêu lạm phát.
Theo 360doc