1. Không thể kiểm soát được cảm xúc
Khả năng kiểm soát cảm xúc chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của EQ (chỉ số cảm xúc). EQ cao hay thấp thường quyết định một người có đạt được các tầm cao hay không.
Có những lúc bất mãn, có những lúc không vui, tất cả đều do cảm xúc của bản thân cghi phối. Có những lúc, làm chúng ta khó xử, mệt mỏi và chán nản không phải ai khác mà chính là thế giới nội tâm nhỏ bé trong chính mỗi người.
Cảm xúc giống như một lưỡi kiếm, bạn biết cách sử dụng nó, nó sẽ là trợ thủ đắc lực cửa bạn và ngược lại, nếu không biết kiểm soát nó, nó sẽ khiến bạn bị thương, làm tan nát cuộc đời bạn.
Người có thể kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân mới có thể sở hữu một đời vui vẻ, từ đó mà mọi việc sẽ diễn ra thật thuận lợi và dễ dàng.
2. Người hay kiếm cớ
Vương Dương Minh là một nhà chính trị, triết gia lỗi lạc thời Minh. Ông có một người bạn thường vì giận dữ mà trách cứ người khác.
Vương Dương Minh nhắc nhở bạn mình: "Cần phải tự vấn bản thân, nếu chỉ biết trách cứ người khác, sẽ chỉ nhìn thấy điểm không đúng ở họ mà không nhìn thấy sai phạm của mình. Nếu biết tự vấn chính mình, sẽ nhìn thấy mình còn rất nhiều điểm thiếu sót, làm gì có thời gian mà đi trách móc người khác?"
Người bạn đó nghe xong cảm thấy rất xấu hổ.
Với người thường xuyên tự phản tỉnh, những sự vật sự việc họ tiếp xúc thường nhật có thể xem là phương thuốc hay giúp họ tu dưỡng. Người thường xuyên oán trách, chỉ cần tư tưởng quan niệm có một chút xao động là đã có thể chỉ trích người khác.
Những người thường xuyên trách móc người khác có một đặc điểm chung nữa là thường tìm cớ, vin vào mọi lý do để bao biện cho sai lầm của mình. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến họ chẳng thể nào có tiền đồ tươi sáng.
Bởi lẽ điều này sẽ khiến họ không bao giờ nhìn thấy thiếu sót của bản thân để mà thay đổi, sửa chữa.
3. Thích giở trò khôn lỏi
Người thích giở trò khôn lỏi thường không bao giờ tình nguyện bỏ công sức ra làm một việc gì đó một các vô tư, họ thường làm việc và bỏ dở giữa chừng mà không biết rằng, rất nhiều việc, không phải chỉ cần đến sự khôn ngoan, thông minh mà còn cần phải có đủ sự kiên trì, chịu đựng và hi sinh, như thế mới có thể gặt hái thành công.
Người thích giở trò khôn lỏi thường bất chấp lợi ích của người khác, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, thích chiếm về mình những lợi ích nhỏ nhặt, vụn vặt mà không biết rằng làm như vậy là đang khiến vận may và phúc báo của bản thân bị bào mòn, cuối cùng cũng chẳng nhận được điều gì tử tế.
Người thông minh trí tuệ thực sự mới có một cảnh giới lớn, mới có nhân sinh rộng mở. Người khôn lỏi rồi sẽ gặp phải những điều chẳng hề mong muốn do chính họ tạo ra.
Con người sống trong xã hội, nhất định cần phải nhớ: Không bao giờ được xem thường người khác, đừng tự cho mình thông minh hay khôn ngoan. Người hay giở trò khôn vặt, khôn lỏi mới thực sự là những kẻ đần nhất.
4. Người có bệnh nghi ngờ thái quá
Cổ nhân nói rằng: Tướng do tâm mà ra, cảnh (hoàn cảnh, môi trường) do tâm mà chuyển.
Cảm xúc có ảnh hưởng rất lớn đến dung mạo, vận thế của mỗi người. Người mắc bệnh nghi ngờ, lo sợ thái quá thường hay rơi vào trạng thái tâm bất an, suy nghĩ lung tunh, nghiêm trọng hơn còn bị hoang tưởng, cho rằng mình đang bị hãm hại, thậm chí rơi vào trạng thái u uất, trầm cảm.
Niềm tin là nền tảng cơ bản trong các mối quan hệ xã giao. Những người có bệnh nghi ngờ lo sợ thái quá sẽ luôn lo lắng người khác hãm hại mình, không có niềm tin.
Như thế, đối tác, bạn bè đồng nghiệp, vợ chồng, thậm chí là cha con cũng khó có thể duy trì được mối quan hệ tốt đẹp. Như thế, họ sẽ rất khó khăn trong việc cải thiện tiền đồ của bản thân.