30.000 nhân viên nổi giận, Boeing gặp biến cố lớn

Nhật Quỳnh |

Boeing có thể phải chịu nhiều tổn thất khi không đạt được thỏa thuận về tiền lương với công nhân.

30.000 nhân viên nổi giận, Boeing gặp biến cố lớn - Ảnh 1.

Hơn 30.000 công, nhân viên của Boeing, tương đương khoảng 20% nhân sự, đang chuẩn bị để đình công vào cuối tuần này sau khi từ chối thỏa thuận tăng lương.

Nhân viên của Boeing tại bang Washington và Oregon đã bỏ phiếu phản đối thỏa thuận mà Boeing và liên đoàn của nhân viên vận hành máy và ngành hàng không đã đề xuất từ chủ nhật tuần trước. Kết quả của thỏa thuận đã không nghiêng về phía Boeing khi có tới gần 95% số phiếu phản đối hợp đồng và có tới 96% số phiếu cho thấy sẵn sàng đình công.

30.000 nhân viên nổi giận, Boeing gặp biến cố lớn - Ảnh 2.

Trong thông báo phát đi, Boeing cho biết: "Thỏa thuận tạm thời mà chúng tôi đạt được với ban lãnh đạo Hiệp hội Nhân viên vận hành máy và ngành hàng không Quốc tế (IAM) đã không được các thành viên chấp nhận. Chúng tôi vẫn cam kết thiết lập lại mối quan hệ với nhân viên và công đoàn, và chúng tôi sẵn sàng quay lại bàn đàm phán để đạt được thỏa thuận mới."

Theo các nguyên tắc của IAM, phải có đủ ít nhất 2/3 số phiếu của nhân viên thuộc công đoàn thì mới có thể đình công hoặc từ chối hợp đồng.

Thông báo của công đoàn cho biết: "Thành viên của IAM từ khắp Bắc Mỹ, khu vực Thái Bình Dương - Tây Bắc và California đã đoàn kết. Mục tiêu của chúng tôi là có được bản hợp đồng có thể đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của các thành viên".

Hôm thứ năm vừa rồi, hàng chục nhân viên của Boeing đã cùng nhau đi tới hội trường công đoàn gần nhà máy sản xuất mẫu Boeing 737 MAX ở Renton, Washington rồi huýt sáo, đánh trống và giơ bảng hiệu kêu gọi đình công.

Boeing đang vướng vào nhiều lùm xùm về kiểm soát chất lượng.

Cuộc đình công có thể sẽ khiến hầu hết công đoạn sản xuất của Boeing phải trì hoãn - đó là một vấn đề lớn với công ty, vốn đang phải vật lộn với các vấn đề về an toàn sau nhiều khiếu nại và sự cố trước đó. Đây cũng sẽ là một bài thử thách khó cho ông Kelly Ortberg - người mới ngồi vào ghế CEO được 6 tuần.

Trước ngày bỏ phiếu của công nhân, ông Kelly Ortberg đã thúc giục mọi người chấp thuận hợp đồng và không đình công, cho rằng điều đó sẽ tác động xấu lên quá trình hồi phục của Boeing.

Theo ước tính của TD Cowen, một cuộc đình công diễn ra trong 50 ngày có thể khiến Boeing thiệt hại từ 3 tỷ đến 3,5 tỷ USD. Cuộc đình công gần nhất diễn ra vào năm 2008 đã khiến nhà máy đóng cửa trong 52 ngày liên tục, thiệt hại ước tính khoảng 100 triệu USD mỗi ngày.

Bản hợp đồng mà công nhân Boeing từ chối sẽ tăng 25% lương trong vòng 4 năm. Boeing cũng dự định sản xuất mẫu máy bay thương mại tiếp theo ở khu vực Seattle nếu bản hợp đồng 4 năm này được chấp thuận.

Song, theo chủ tịch IAM quận 751 (thành phố Seattle, bang Washington), ông Jon Holden, bản hợp đồng đó lại khiến công nhân không hài lòng. Ông Jon Holden cũng là người đại diện thương thuyết với Boeing để lập ra hợp đồng mới.

Ông Jon Holden, trong phỏng vấn với Reuters, cho biết: "Họ đang giận".

Nhiều thành viên trong công đoàn đã thúc đẩy để đạt mức tăng cao hơn, lên tới 40%, đồng thời đòi tái lập chính sách lương hưu - thứ đã kết thúc chục năm về trước.

Nguồn: BI

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại