Có người nói trên thế giới này có ba việc: Việc của mình, việc của người, và việc của ông trời.
Mà phiền não của con người phần lớn thường bắt nguồn từ việc: Quên mất việc của mình, để ý đến việc của người khác và lo lắng việc của ông trời.
Chỉ có từ bỏ được 3 việc này, cuộc sống của chúng ta mới trở nên nhẹ nhõm, thoải mái.
Hãy sống là chính mình, lo việc của mình, không bận tâm đến thái độ của người khác
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt là khi người khác không thể hiểu được việc của mình, sự việc thường dễ đi vào chỗ bế tắc.
Khi làm một số việc gì đó, chúng ta luôn muốn được người khác thấu hiểu và tán đồng, nhưng trên thực tế thường không như vậy.
Người hiểu sai về bạn vẫn sẽ hiểu sai về bạn, người không hiểu được bạn vẫn không hiểu bạn, bất luận bạn có giải thích thế nào đi nữa, kết quả luôn là không được như ý muốn.
Nguyên nhân lớn nhất nằm ở chỗ, những người không hiểu bạn, ngay từ khi bắt đầu đã không muốn hiểu bạn. Những người không hiểu cho bạn, họ cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ phải hiểu cho bạn.
Nếu đã như vậy, hà tất chúng ta phải để ý đến những người như vậy?
Môt ngàn độc giả thì cũng có một ngàn Hamlet. Vì vậy người trung thành với bản thân trước sau luôn hiểu rõ, không cần phải tranh luận với những nghi ngờ, chất vấn của người khác, chỉ cần làm tốt bản thân mình là đủ.
Ngoài bản thân bạn, không có ai có thể thật sự hiểu rõ về bạn. Khi đứng trước người không hiểu bạn, bất luận bạn có làm tốt bao nhiêu, họ vẫn sẽ nghĩ rằng đó là việc mà bạn nên làm.
Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là bởi môi trường sống của chúng ta khác nhau, môi trường lớn lên khác nhau, tiếp nhận sự giáo dục khác nhau.
Một người thực sự trưởng thành sẽ không để ý ánh mắt của người khác, không khát khao được tất cả mọi người hiểu mình mà sẽ học cách tiếp nhận bản thân, đồng thời tôn trọng người khác.
Đây mới chính là điều mà con người trong quá trình trưởng thành cần phải học được.
Đời người chỉ có hơn ba mươi ngàn ngày, chỉ vì những việc vặt vãnh không đâu mà ảnh hưởng tới tâm trạng của bản thân, quả thật không đáng chút nào.
Mỗi người đều có trình độ nhận thức khác nhau, khi bạn tranh luận với người không cùng đẳng cấp, kết quả cuối cùng thường là chẳng đi đến đâu.
Ví dụ trong một công ty lớn, ông chủ và nhân viên có xuất phát điểm khác nhau. Đối với ông chủ, việc của ông ta phải làm là kinh doanh, vận hành, đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường;
Còn trách nhiệm của nhân viên là hoàn thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng, không để xảy ra sai sót.
Nếu như để hai người này hoán đổi công việc cho nhau, có thể sẽ xảy ra tình huống là, ông chủ không rõ về công việc kỹ thuật, còn nhân viên không xử lý được những vấn đề bên ngoài của công ty.
Những người không cùng đẳng cấp với nhau, hiểu biết về sự vật sự việc cũng khác nhau, để hòa nhập vào một nhóm chung là việc không dễ, nó có thể sẽ khiến mỗi người cảm thấy khó thích nghi và đó được xem là một sự thất bại.
Thế nhưng trong cuộc sống vẫn có không ít người khi bị hiểu lầm vẫn ra sức giải thích, chứng minh bản thân.
Trên thực tế, đa phần những lời giải thích đó đều vô nghĩa. Những lúc như thế, nếu có thể giữ im lặng, hãy giữ im lặng bởi đó là cách tốt nhất để đối phó với sự hiểu lầm của người khác.
Thời gian có thể xóa mờ tất cả, những việc khiến cho chúng ta đau lòng lúc này, sớm muộn cũng sẽ có một ngày khiến chúng ta mỉm cười khi nhắc lại.
Vì vậy khi chúng ta muốn thay đổi người khác, chi bằng hãy suy nghĩ lại và thay đổi chính bản thân mình,
Chỉ như vậy, mới có thể khiến bản thân thực sự trưởng thành và trong những ngày tháng sau này, có thể chúng ta sẽ thực sự tìm được người "đồng điệu" với mình.
Cuộc sống thực ra có hạn, vì thế mỗi người hãy nhớ đừng sống vì người khác. Bất kể việc gì cũng đừng quan tâm quá nhiều đến cách nhìn nhận, đánh giá của họ với mình. Chỉ cần đi đúng hướng, có thể kiên trì làm tốt việc của mình, sẽ có một ngày quả ngọt sẽ đến với chúng ta.