Nhắc tới bệnh ung thư hệ tiêu hóa thì có thể kể đến 2 cái tên phổ biến là ung thư thực quản và ung thư dạ dày. Đây là những căn bệnh ung thư có mối quan hệ mật thiết đến thói quen ăn uống của con người. Trong số đó, những thói quen như ăn đồ nhiều muối, nhiều đường, nhiều calo hay uống nhiều rượu bia đều có thể vô hình gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa.
Ngoài ung thư hệ tiêu hóa, có một số bệnh ung thư lại xuất phát từ thói quen khi rửa bát đũa. Có 3 thói quen xấu khi rửa bát mà bạn cần sửa ngay để tránh gây hại cho cơ thể.
1. Quá lạm dụng chất tẩy rửa
Nước rửa chén là một công cụ đắc lực giúp loại bỏ dầu đọng lại trên bát đũa. Nhưng hầu hết các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hàng ngày đều chứa một lượng lớn dioxin và các hợp chất thơm. Cấu trúc của các chất này tương tự như estrogen, có thể xâm nhập vào cơ thể con người. Nếu lạm dụng quá nhiều sẽ rất gây tổn thương nội mạc tử cung và làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung ở phái nữ.
2. Không phơi khô bát sau khi rửa
Sau khi rửa bát, đa số người thường có thói quen vẩy bát đĩa vài lần rồi úp lên kệ ngay. Điều này sẽ không làm bát đĩa khô sạch hoàn toàn mà thậm chí còn dễ sản sinh vi khuẩn trong môi trường ẩm ướt. Những vi khuẩn này có thể chứa aflatoxin, Helicobacter pylori và các chất khác nên dễ làm tăng nguy cơ mắc ung thư nếu tái diễn trong thời gian dài. Do đó, bạn không nên chủ quan mà úp bát đũa lên kệ ngay sau khi rửa xong nhé!
3. Ngâm bát đũa trong nước lâu
Nhiều người thường hay có thói quen tích lại bát đũa từ bữa sáng, bữa trưa rồi đến bữa tối mới đi rửa một thể. Tưởng chừng điều này có thể giúp tiết kiệm thời gian nhưng hóa ra lại làm sản sinh nhiều vi khuẩn trong bồn rửa hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngâm một bộ bát đũa qua hơn 4 tiếng đồng hồ có thể làm vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh hơn. Thời gian ngâm càng lâu thì càng nhiều vi khuẩn sản sinh, lâu ngày rất dễ gây ung thư.
Nguồn: Sohu