3 "phần thịt" ở con lợn rất dễ chứa "chất độc", chuyên gia nhắc nên ăn ít lại hoặc bỏ hẳn càng tốt

Tuấn Minh |

Thịt lợn rất ngon, dễ ăn, dễ mua nhưng khi đi chợ nhớ chừa 3 "phần thịt" dễ chứa "chất độc", không có lợi cho sức khỏe.

Thịt lợn là một trong những thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đặc biệt là món thịt ba chỉ béo ngậy, thịt nạc vai mềm thơm ngon hấp dẫn. Nhiều người khác thích ăn thịt lợn vì nội tạng như gan, phổi, lòng lợn, tim lợn... đều rất ngon.

Mặc dù vậy, có 3 thứ ở con lợn rất dễ chứa "chất độc". Chuyên gia khuyến cáo nên ăn ít lại, hoặc bỏ hẳn thì càng tốt cho sức khỏe.

3 bộ phận ở con lợn khuyên nên ăn ít hoặc bỏ hẳn vì không hề tốt

1. Phổi lợn

3

Nếu không nấu chín kỹ ở nhiệt độ cao, phổi lợn rất dễ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, gây ảnh hưởng sức khỏe của người dùng. (Ảnh minh họa)

Phổi là cơ quan hô hấp của lợn và cũng là bộ lọc rác. Hơn nữa, phế nang của lợn còn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng. Nó rất khó làm sạch nếu không được xử lý kỹ càng.

Trong quá trình nấu nướng, nếu không nấu chín kỹ ở nhiệt độ cao, phổi lợn rất dễ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, gây ảnh hưởng sức khỏe của người dùng.

2. Lòng già lợn

Lòng già lợn là món ăn được nhiều người ưa thích, có chức năng vận chuyển và bài tiết chất thải của lợn. Trong lòng già lợn có rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh.

Nếu lòng già lợn chưa được làm sạch, ăn quá nhiều có thể gây bệnh, kích ứng đường tiêu hóa của con người và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.

3

Lòng già lợn là món ăn được nhiều người ưa thích, có chức năng vận chuyển và bài tiết chất thải của lợn. (Ảnh minh họa)

3. Thịt cổ lợn

Thịt cổ lợn chứa nhiều hạch bạch huyết. Đây là một thành phần của hệ thống miễn dịch ở con lợn. Khi tổn thương xảy ra, nó có thể chứa nhiều chất độc hại hơn, chẳng hạn như vi khuẩn, virus, kim loại nặng.

Thịt cổ lợn có thể gây bệnh và ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, dẫn đến nguy cơ gây hại sức khỏe.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), mặc dù ăn trực tiếp những thứ này không gây chết người nhưng ăn nhiều và thường xuyên có thể khiến bạn gặp họa.

Sức khỏe là của mình, do đó hãy tránh xa 3 món này ở con lợn càng nhiều càng tốt. Nếu được hãy bỏ hẳn những "phần thịt" này. Đặc biệt là với người già. Nếu thường xuyên ăn sẽ làm tăng cholesterol và lipid máu, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, để chọn thịt lợn ngon sạch, chuyên gia khuyến cáo một số lưu ý quan trọng

- Màu sắc: Thịt lợn sạch có màu hồng tươi, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy ấm và không rỉ nước.

- Độ săn chắc: Thịt lợn tươi ngon khi sờ vào thớ thịt có cảm giác đàn hồi, màng bên ngoài khô và dính.

- Khi chế biến: Thịt lợn ngon khi chế biến sẽ săn lại, khi tẩm ướp gia vị thịt khô ráo, không ra nước.

- Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh: Thông thường lợn siêu nạc được ăn hóa chất nên lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5-2cm.

3

Thịt lợn ngon khi chế biến sẽ săn lại, khi tẩm ướp gia vị thịt khô ráo, không ra nước. (Ảnh minh họa)

- Thịt lợn có chứa các độc chất ractopamine và clenbuterol thường có màu đỏ tươi khác thường, sáng, bóng.

- Thái miếng thịt ra từng đoạn dày bằng 2-3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn rất có thể thịt đã nhiễm chất tăng trọng.

- Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.

Ngoài ra, để tránh nguy cơ mua phải thịt lợn bẩn, người tiêu dùng cũng nên mua thịt lợn ở những cơ sở uy tín, có đóng dấu kiểm dịch rõ ràng của cơ quan chức năng, tránh mua ở những hàng quán vỉa hè, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo an toàn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại