Trong căn bếp của mỗi gia đình có rất nhiều đồ dùng bằng những chất liệu khác nhau. Việc làm sao để chọn được đồ dùng an toàn cho sức khỏe không phải là chuyện đơn giản, và cũng không phải ai cũng biết một cách tường tận.
Có rất nhiều lời khuyên hoặc khuyến cáo trên phương tiện truyền thông nhưng có thể bạn sẽ gặp khó khăn để nhận ra thông tin nào là đáng tin cậy.
Bài viết này, Tiến sĩ Lưu Thiếu Vĩ (Liu Shaowei), Giáo sư, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Đông Trung Quốc, Tiến sĩ Khoa học Thực phẩm từ Đại học Bang Pennsylvania, Sau Tiến sĩ tại Đại học Bang Kansas, Hoa Kỳ sẽ cho bạn biết những thông tin dễ hiểu nhất về những điểm gây mất an toàn sức khỏe trong căn bếp và khuyến cáo những điều cần làm.
1, Không dùng đồ nhựa, đồ thép không rỉ (inox) để đựng gia vị
Lời khuyên đầu tiên, không nên dùng đồ dùng bằng nhựa, đồ dùng bằng thép không gỉ làm dụng cụ đựng gia vị.
Nhựa tự nhiên sẽ bị phân hủy một số chất độc hại, theo thời gian sẽ ngấm vào gia vị. Gia vị cũng sẽ phản ứng với hộp đựng gia vị bằng thép không gỉ, và một số chất độc hại có thể bị trộn lẫn vào trong gia vị trong quá trình tiếp xúc.
Lời khuyên dành cho bạn là nên dùng lọ đựng gia vị bằng thủy tinh.
Bản chất của thủy tinh là tương đối bền, về cơ bản là vô trùng, không cho các chất khác gây phản ứng, làm lọ đựng gia vị thì an toàn hơn, có thể dùng thủy tinh làm lọ đựng hương liệu hoặc gia vị, đồ làm bếp trong thời gian dài.
Không những thế, thủy tinh chịu nhiệt tốt hơn cho các lọ gia vị. Chất liệu thủy tinh khi chịu nhiệt sẽ không gây ra cảm giác nóng nếu chúng ta cầm vào các chai lọ, còn loại thủy tinh thông thường sẽ có cảm ứng nhiệt. Nên bạn có thể chọn loại thủy tinh có tính chịu nhiệt tốt để làm lọ đựng gia vị, sử dụng lâu dài trong gia đình.
Vị trí đúng cách để lọ gia vị: Không để các lọ chèn ép chặt vào nhau, để xa bếp, xa khu vực sinh nhiệt, đặt ở nơi có lỗ thông hơi, giữ cho lọ sạch sẽ và rửa thường xuyên.
2, Nơi bẩn nhất trong căn bếp cần phải vệ sinh kỹ
Những nơi bẩn nhất trong nhà bếp thực sự là bồn rửa và vòi nước.
Bã rau củ hoặc dầu mỡ, các sản phẩm làm sạch, thức ăn thừa... thường đọng lại trong bồn rửa, là nơi ẩn náu dành cho vi khuẩn một cách dễ dàng nhất.
Để vệ sinh bồn rửa mặt, bạn nên chọn khăn lau mềm nhúng vào chất tẩy rửa để lau, tốt nhất không nên lau bồn rửa mặt bằng các sản phẩm tẩy rửa thô ráp như dẻ sắt, để tránh làm hỏng bề mặt của bồn rửa.
Nếu thấy cặn nước cứng còn đọng lại trên vòi, bạn có thể chọn cách ấn mạnh lát chanh vào vòi và xoay nhiều lần để dễ dàng loại bỏ chúng.
3, Thớt chính là "sát thủ" gây bệnh giấu mặt
Thớt được xem là "sát thủ" trong nhà bếp, là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất. Do vậy, sau khi sử dụng thớt, hãy dùng dao cạo sạch cặn trên thớt, rồi rửa thật sạch với chất tẩy rửa, phơi khô nơi thoáng khí.
Sau đó, cách tuần bạn nên rắc một lớp muối lên trên mặt thớt để khử trùng, diệt khuẩn, chống nấm mốc, đồng thời cũng có thể ngăn ngừa các vết nứt trên thớt.
Tốt nhất bạn nên chuẩn bị 3 chiếc thớt với nhiều nguyên liệu khác nhau trong bếp để phân loại và chế biến các loại thực phẩm khác nhau.
Trên đây là 3 lời khuyên quan trọng trong công tác vệ sinh và đảm bảo an toàn trong căn bếp nhà bạn. Giáo sư Vĩ khuyên rằng, hãy chú ý đảm bảo vệ sinh đúng 3 khu vực này thì căn bếp nhà bạn sẽ trở nên an toàn và sạch sẽ hơn rất nhiều.
*Theo Dưỡng sinh