3 nguyên tắc về tiền bạc giúp tôi thành công: Nếu bạn còn làm "nô lệ của đồng tiền", hãy thử xem!

Phương Thu |

Bạn sẽ nâng cao giá trị của bạn từng ngày nhờ những gì đã đầu tư cho chính bản thân.

Những sai lầm trong việc quản lý tài chính ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của bạn suốt cuộc đời. Nhưng rất ít người trong số chúng ta được dạy về kỹ năng này từ khi còn nhỏ, và thậm chí tới tận khi đã bắt đầu sống tự lập, nhiều người vẫn còn mơ hồ về vấn đề này.

Pallavi Sidhra là một người truyền cảm hứng trong nhiều câu chuyện trên thế giới. Trong nhiều năm, cô ấy đã thay đổi mối quan hệ về tài chính của bản thân mình. Qua đó, cô muốn chia sẻ với mọi người 3 nguyên tắc giúp cô thành công hơn với tiền bạc:

1. Sẵn sàng đánh đổi tiền bạc để có thêm nhiều thời gian

Cuộc sống của mỗi người luôn có nhiều bộn bề và thử thách. Dù luôn nỗ lực hết sức trong việc hoàn thành các công việc được đưa ra, bạn vẫn chìm trong khủng hoảng của những lo âu về các dự án, chương trình sắp tới,... Những điều này đã làm cho bạn cảm thấy thời gian như bị kéo dài thêm với những công việc chán nản và mệt mỏi.

3 nguyên tắc về tiền bạc giúp tôi thành công: Nếu bạn còn làm nô lệ của đồng tiền, hãy thử xem! - Ảnh 1.

Vậy liệu chúng ta có thể mua thời gian dành riêng cho bản thân mình không? Câu trả lời là có. Theo Pallavi Sidhra, để thực hiện được điều này khá đơn giản: “Bạn hãy sắp xếp những công việc mà bạn ưu tiên lên trên đầu danh sách để thực hiện trước. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng phân chia thời gian biểu của mình để phù hợp với các công việc đã đưa ra.

Đương nhiên, bạn cũng phải đánh đổi khá nhiều chi phí để được làm những điều mình thích. Ví dụ, bạn có thể tạm ngừng các công việc ngoài giờ khác để học một loại nhạc cụ mà mình yêu thích. Bên cạnh đó, có nhiều người cho rằng việc học nhạc cụ đó không đem lại cho bạn bất kỳ khoản lợi nhuận nào vào hiện tại, nhưng khi bạn thích và đam mê làm điều gì đó, nó sẽ dễ dàng mang lại động lực và thúc đẩy bạn phát triển hơn”.

Có một sự thật rằng đa số mọi người đều không thể dành thời gian cho chính bản thân mình, dù họ đã lên kế hoạch sẵn. Vì sẽ có những lúc bạn nhận được một cuộc gọi, hay email thông báo công việc gấp,... không nằm trong danh sách cần làm của ngày hôm đó. Điều này sẽ khiến bạn phân tâm và không tập trung được điều mình muốn làm. Vì vậy, Pallavi Sidhra gợi ý rằng bạn hãy cố gắng đặt chế độ im lặng cho các ứng dụng để tránh làm phiền nếu bạn đang muốn thư giãn và nghỉ ngơi.

2. Sử dụng tiền bạc một cách có chọn lọc

Tiền bạc thường thể hiện địa vị cũng như quyền lực của nhiều người. Nhiều người rất thích chi tiêu những khoản tiền lớn vào bộ sưu tầm siêu xe, hay các bộ trang phục đắt tiền... để thể hiện được sự giàu sang của mình. Tuy nhiên, những người giàu thực sự thường rất tiết kiệm. Ví dụ như: Bill Gates, Mark Zuckerberg chỉ thường mặc những bộ quần áo đơn giản và sử dụng số tiền khổng lồ của mình để đầu tư vào các nhân tài trên thế giới. Điều này làm cho giá trị của đồng tiền được nâng lên một tầm cao mới và giúp đỡ không chỉ bản thân họ mà còn là nhiều người khác.

Qua đó, việc chi tiêu tiền bạc là một vấn đề quan trọng mà mọi người luôn cố gắng cân bằng giữa khoản tiền kiếm được và tiêu xài. Theo các nhà nghiên cứu, họ cho rằng đa số mọi người thường có xu hướng tiêu tiền theo cách mà họ đã nhìn thấy ông bà, bố mẹ mình đã từng sử dụng nó. Bởi vì từ khi chỉ là những đứa trẻ nhỏ, chúng ta thường bắt chước và học tập từ những người xung quanh rất nhanh. Chính vì vậy, chúng ta thường bị ảnh hưởng từ cách tiết kiệm đến việc ghi chép thông tin về các khoản tiền thu trong gia đình.

3 nguyên tắc về tiền bạc giúp tôi thành công: Nếu bạn còn làm nô lệ của đồng tiền, hãy thử xem! - Ảnh 2.

Sam Walton - người thành lập tập đoàn bán lẻ Walmart và được mệnh danh là “ông vua bán lẻ ở Mỹ” - là một người rất tiết kiệm và biết chi tiêu hợp lý các khoản tiền cho đầu tư. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, con gái ông - bà Alice Walton đã được dạy về việc tiết kiệm và không tiêu xài hoang phí vào những thứ không cần thiết. Ông còn dạy con gái mình không nên tự cao và phải luôn biết trân trọng những đồng tiền mà mình đã kiếm được.

Qua đó, để có một cách tiêu tiền hợp lý, bạn hãy luôn đặt câu hỏi cho bản thân mình rằng những món đồ này có cần thiết cho bạn không, nếu không có chúng thì sao và ngược lại. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra lý do hợp lý cho việc sử dụng tiền của mình cũng như rèn luyện được tính tiết kiệm cho bản thân.

3. So sánh các chi phí với giá trị mà bạn đạt được

Trong nhiều năm, Pallavi Sidhra đúc kết: “Có rất nhiều người không rõ về cách hiểu giữa chi phí và giá trị của bản thân mình. Đối với tôi, cách hiểu đơn giản nhất chính là: “Giá trị” chính là những điều thể hiện con người bạn, trong khi, “Chi phí” là số tiền bạn phải bỏ ra để cải thiện và nâng cao bản thân mình”. Vì vậy, để có thể so sánh và đánh giá bản thân mình ở mức độ nào, bạn cần đưa ra một lộ trình thích hợp và ghi chú lại những gì mà bạn đã trải qua mỗi ngày. Điều đơn giản nhất là hãy so sánh bản thân bạn của hôm nay và hôm qua xem mình đã có tiến bộ như thế nào.

Để làm được điều này, bạn cần đưa ra một chi phí nhất định để cải thiện bản thân. Ví dụ, bạn có thể đăng ký những khóa học về hội họa, âm nhạc, ngôn ngữ,... để giúp bạn có được một vị trí tốt cho kỳ ứng tuyển lần sau tại công ty. Hoặc bạn bỏ ra chi phí để “thử” những trải nghiệm, thử thách mới trong đầu tư mà bạn muốn để xem nó có phù hợp với công ty của mình không. Một cách đơn giản khác nữa là bạn có thể dành thời gian cho những người đã đi trước mình để lắng nghe họ nói về trải nghiệm của họ. Từ đó, bạn có thể rút ra kinh nghiệm mới cũng như có nền tảng tốt hơn cho mối quan hệ này.

Qua đó, bạn sẽ nâng cao giá trị của bạn từng ngày nhờ những gì đã đầu tư cho chính bản thân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại