3 loại lòng tốt càng nhận càng mất, càng nhiều càng thiệt, từ bỏ ngay bây giờ để không đánh mất tương lai

Dương Mộc |

Lòng tốt có thể thay đổi cả cuộc đời một người, nhưng cũng có thể phá hủy cả tương lai của ai đó nếu bị trao sai cách.

Trong thực trạng xã hội hiện nay, lòng tốt có thể hóa thành con dao hai lưỡi tùy vào phương pháp sử dụng của mỗi người. 

Dùng đúng chỗ thì lòng tốt có thể cứu người, khiến họ biết ơn và bản thân cũng hạnh phúc. Ngược lại, dùng không đúng cách thì lòng tốt cũng có thể hại người, biến mình thành kẻ bị lợi dụng và người được giúp cũng phải chuốc lấy đau khổ theo con đường trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Chỉ có nắm bắt được ý nghĩa thực sự của lòng tốt, chúng ta có thể kiểm soát được mức độ thích hợp để tạo ra những giá trị lớn nhất cho bản thân và những người xung quanh.

Chúng ta từ khi sinh ra đã được dạy là phải thường xuyên giúp đỡ người khác vô điều kiện và đừng trông chờ vào việc trả ơn. 

Tuy nhiên, cũng có người lại nói rằng: Đừng bao giờ đưa ra lời khuyên không đúng chỗ và đừng cố gắng để giúp đỡ bất cứ ai trừ khi họ yêu cầu bạn làm thế. 

Cả hai đều không hề sai, vì hành vi của sự tử tế có thể thay đổi cuộc sống của một con người nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó. 

Không có thứ gì trên đời hoàn toàn xấu cũng như không có gì hoàn toàn tốt đẹp. Hai điều tốt và xấu luôn luôn song hành cùng với nhau. Việc giúp đỡ người khác không có gì là xấu nhưng cũng chẳng phải lúc nào cũng tuyệt vời.

3 loại lòng tốt càng nhận càng mất, càng nhiều càng thiệt, từ bỏ ngay bây giờ để không đánh mất tương lai - Ảnh 1.

Nhất là với 3 kiểu lòng tốt không đúng chỗ sau đây, đừng ban phát một cách dư thừa kẻo nhận càng nhiều càng thiệt, đánh mất những giá trị quan trọng hơn:

Đầu tiên, lòng tốt của "Bác nông dân và con rắn"

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng:

Vào một ngày đông bác nông dân đi quanh khu vườn nhà mình thì gặp một con Rắn nằm thẳng đơ, đông cứng vì giá rét, nó nằm bất động dưới lớp tuyết dày chẳng hòng sống được nửa giờ. 

Bác nông dân thương tình mới nhặt đem về nhà sưởi ấm mà không hề tính đến hậu quả của hành động nhân từ ấy. 

Khi con vật lạnh cóng dần dần hồi phục nhờ hơi ấm trong nhà. Linh hồn nó cũng dần trở lại cùng với sự giận dữ, nó ngẩng đầu một chút rồi ngay lập tức phồng mang, đòi nuốt sống bác nông dân. 

Bác liền giận dữ nói: "Đồ bạc bẽo, mi trả công cho ta như thế à? Thế thì mi phải chết!"

Vừa dứt lời bác vớ lấy cây rìu và băm hai nhát vào con Rắn khiến nó đứt ra làm ba đoạn: khúc giữa, khúc đầu và khúc đuôi. Con vật quằn quại nhảy dựng hòng chắp các khúc lại nhưng nó sao có thể làm được điều đó.

Qua câu chuyện này, ta thấy rằng lòng tốt vốn rất quý giá nên phải dành cho ai xứng đáng mà thôi. Còn đối với những kẻ bạc bẽo vô ơn thì không cần phải rủ lòng thương xót vô nghĩa. 

Khi gặp hoàn cảnh không thể xác định, chúng ta luôn phải thận trọng để không rơi vào cảnh "nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà", chẳng những không được trả ơn mà còn bị chúng "lấy oán báo ơn".

3 loại lòng tốt càng nhận càng mất, càng nhiều càng thiệt, từ bỏ ngay bây giờ để không đánh mất tương lai - Ảnh 2.

Thứ hai, lòng tốt yếu đuối

Tục ngữ xa xưa có câu: "Ngựa hiền bị người cưỡi, người hiền bị bắt nạt." Nhìn vào thực tế, chúng ta sẽ nhận ra đây là hiện trạng tồn tại trong mọi thời đại. 

Đôi khi, mọi người cả nể không muốn làm mất lòng đối phương nên thường nhẫn nhịn chịu đựng sự bất công mà không nói ra. Lâu dần, đối phương sẽ coi là bạn sợ hãi, hèn nhát, càng tùy ý bắt nạt nhiều hơn. 

Do đó, khi đối mặt với tranh chấp, chúng ta vừa phải học được chữ "Nhẫn", vừa phải tỏ rõ và bảo vệ lập trường, thái độ cứng rắn của chính mình, không thể tạo ra hình ảnh yếu đuối trong mắt người khác.

Lùi một bước có thể tỏ rõ sự nhường nhịn của chúng ta, nhưng nhất quyết không được khom lưng chùn gối, cho người khác cơ hội đè đầu cưỡi cổ mình. 

Khi gặp chuyện vượt quá tầm kiểm soát, phải dũng cảm đứng ra giải quyết vấn đề, bày tỏ quan điểm và thái độ của mình, tuyệt đối không mang "lòng tốt" ra làm lý do biện minh cho sự yếu đuối.

Thứ ba, lòng tốt giả tạo

Nhiều người thích bày ra dáng vẻ tốt bụng hiền lành, có tình có nghĩa trước mặt người khác, nhưng khi thực sự bắt gặp những sự việc cần tới lòng tốt nhưng có thể gây ảnh hưởng tới lợi ích của họ, kiểu người này luôn lựa chọn nhắm mắt làm ngơ, coi như không biết. 

Thái độ giả tạo khiến họ trở nên kệch cỡm, bị khinh thường như kẻ đạo đức giả trong mắt người khác chứ khó có thể lấy được lòng tin và sự tôn trọng tối thiểu. 

Do đó, ngày sau, cho dù kiểu người này có gặp khó khăn và muốn đi tìm sự giúp đỡ của người khác, những người xung quanh cũng sẽ quyết định nhắm mắt làm ngơ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại