Tết năm đó, tôi và người thân ngồi nói chuyện và vô tình biết được rằng một người họ hàng xa có sự nghiệp rất ổn vừa mới ly hôn.
Khi đó, chúng tôi đều cảm thấy vô cùng khó hiểu, bởi lẽ người đó nhìn bên ngoài rất vui vẻ hài hước. Nghe nói ở công ty, vì tính tình cởi mở dễ gần nên được anh cũng rất được lòng mọi người.
Về sau nghe vợ anh kể, anh là một người có tính tình rất không ổn định, ở bên ngoài anh nhiệt tình khách khí tiếp đãi đồng nghiệp hay khách hàng bao nhiêu thì về nhà lại thay đổi bấy nhiêu, đôi khi chỉ vì chuyện vặt vãnh mà mắng nhiếc, chửi rủa vợ.
Nếu chị không nhịn được, nói vài câu, anh sẽ nổi trận lôi đình.
Rất nhiều người trong chúng ta vẫn thường dành cho những người thân thiết nhất sự đối xử tệ bạc nhất, bởi vì khi chúng ta nổi nóng với người thân, trách nhiệm mà chúng ta phải chịu là nhỏ nhất.
Bất luận chúng ta nói sai hay làm sai điều gì, người thân cũng đều giơ cao đánh khẽ, sẵn sàng tha thứ.
Qua việc này, có thể rút ra một kết luận, rằng những người không đối xử tốt với người nhà, chúng ta không nên kết thâm giao.
Chọn người để kết giao cũng là một nghệ thuật, cần phải tinh tường kẻo rước rắc rối vào thân. Ảnh minh họa.
Tôi từng xem một bộ phim tài liệu nói về một bác sĩ tâm lý giúp một nhóm bệnh nhân mắc bệnh về tâm lý khá nghiêm trọng, nhờ đó mà họ tìm lại được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
Kết quả điều tra phát hiện ra rằng, những bệnh nhân kia khi còn nhỏ họ đã phải sống trong một môi trường bạo lực, thường xuyên bị người nhà mắng nhiếc: Mày là đồ quái thai xấu xí, tại sao mày có thể ngu ngốc đến mức đó, nếu không do mày, tao đã sống tử tế hơn nhiều…
Lâu dần, người nghe sẽ tin những lời này nói, tin rằng mình là kẻ vô dụng và không dám mơ về hạnh phúc.
Trong tâm lý học có một hiệu ứng nổi tiếng có tên "Hiệu ứng đá mèo", đề cập đến việc khi cảm xúc của một người trở nên tồi tệ, trong tiềm thức, họ sẽ chọn người yếu thế hơn mình để xả giận, và người chịu thiệt thòi cuối cùng đều là những "con mèo" yếu thế.
Thái độ của một người với người nhà, người thân của họ là thứ có thể cho thấy bản tính của người đó một cách rõ ràng nhất.
Trước mặt người thân thiết nhất, con người thường hay gỡ bỏ lớp mặt nạ ngụy trang bên ngoài, thể hiện ra bản chất chân thực nhất. Một người đến người thân của mình còn không thể đối xử nhẹ nhàng tử tế, làm sao họ có thể đối xử chân thành với người ngoài?
Bên cạnh đó, những người sẵn sàng vì lợi ích của mình mà làm tổn hại đến người khác cũng không đáng để thâm giao.
Hai cô bạn nọ sống cùng phòng với nhau, ban đầu quan hệ giữa họ khá thân thiết nhưng về sau coi nhau như kẻ thù không đội trời chung.
Nguyên nhân dẫn đến việc này là nhà trường có kế hoạch trao đổi sinh viên đi học ở nước ngoài nhưng số lượng cho phép chỉ là 1 người. Hai cô bạn cùng phòng học lực tương đương nhau, đều có cơ hội được chọn.
Cô A lo cô B sẽ tranh mất vị trị đó của mình nên cố tình báo sai giờ thi. Kết quả là B đến điểm thi muộn, mất cơ hội cạnh tranh công bằng. Hai người vì thế mà không nhìn mặt nhau.
Trong "Khổng Tử gia ngữ", Khổng Tử nói rằng: Làm hại người khác để mưu lợi cho mình, bản thân sẽ không bao giờ gặp điều may mắn mà chỉ khiến mình gặp thêm họa mà thôi.
Khi đứng trước xung đột về lợi ích, phản ứng của một người sẽ thể hiện rõ nhân phẩm của người đó.
Tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành cũng từng nói: Nếu đứng trước xung đột về lợi ích, người không bị dao động mà giữ vững được trạng thái tâm lý ban đầu sẽ có một nội tâm phóng khoáng, đức hạnh ưu tú, biết suy nghĩ cho người khác mà không so đo tính toán thiệt hơn. Người như vậy mới có thể kết thâm giao.
Ảnh minh họa.
Không kết giao với những người tranh thủ "giậu đổ bìm leo", thấy người khác gặp nạn thì tranh thủ lấn lướt áp đảo.
Trong lịch sử nhà Thanh, có một thương nhân rất nổi tiếng được người người bấy giờ biết đến, đó là Hồ Tuyết Nham.
Có một câu chuyện về ông còn lưu truyền lại đến nay, đó là có một thương nhân làm ăn thất bát, cần một lượng tiền lớn để lo trang trải nợ nần.
Trong tình huống nguy cấp, người này tìm đến nhà Hồ Tuyết Nam ngỏ ý muốn bán lại sản nghiệp cho ông với mức giá rất thấp.
Thế nhưng Hồ Tuyết Nham không hề lợi dụng tình thế khó khăn của đối phương mà ép giá, thay vào đó, ông còn trả giá tương đương với giá trên thị trường khi đó để mua lại sản nghiệp của người kia.
Ảnh minh họa.
Người làm trong nhà thắc mắc hỏi ông tại sao lại làm vậy, ông nói:
Khi cậu thực sự muốn mở chiếc ô che giúp người khác, người khác mới sẵn sàng mở ô, che cho cậu lúc khó khăn.
Sản nghiệp của người kia có thể phải mất mấy đời mới gây dựng được, nếu ta mua với giá anh ta nói, lẽ dĩ nhiên sẽ rất có lợi về mặt kinh tế nhưng rất có thể, cả đời anh ta chẳng thể thoát khỏi tình trạng túng quẫn lúc này.
Đây không đơn thuần chỉ là đầu tư mà là cứu cả một gia đình, vừa kết thêm bạn, lại không hổ thẹn với lương tâm.
Ai cũng có những lúc gặp mưa mà không có ô che, có thể giúp người khác tí nào thì hãy giúp nhiệt tình, trong lúc khó khăn hoạn nạn, giúp cho nhau mới là điều quý giá nhất.