"3 điểm YẾU NHẤT và 3 điểm MẠNH NHẤT của người Việt" qua con mắt GS Nguyễn Tiến Dũng và ông Nguyễn Anh Tuấn

BH |

"Về tiềm năng bẩm sinh thì có lẽ người Việt không thua kém gì người nước ngoài, nhưng về điều kiện để phát triển tiềm năng đó thì còn một số điểm chưa thuận lợi".

LTS: Những năm gần đây, khái niệm "công dân toàn cầu" được nhắc đến khá nhiều ở Việt Nam. Đó cũng là khát vọng và mục tiêu hướng đến của nhiều bạn trẻ. Nhưng với không ít người, làm thế nào để trở thành "công dân toàn cầu"thì vẫn là câu hỏi khó.

Từ thực tế đó, báo điện tử Trí Thức Trẻ đã xây dựng tuyến bài "Công dân toàn cầu - Đường ra thế giới". Tuyến bài sẽ bao gồm các cuộc trao đổi, bài viết của các doanh nhân, nhà nghiên cứu người nước ngoài và người Việt Nam thành danh ở nước ngoài. Trong số này, chúng tôi sẽ đăng tải cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu của Đại học California Los Angeles (UCLA) và UNESCO; và GS toán học Nguyễn Tiến Dũng, hiện đang giảng dạy tại ĐH Toulouse (Pháp).

----

Thưa ông, nếu phải kể ra 3 điểm yếu nhất của người Việt trong vấn đề hội nhập với thế giới, thì cá nhân ông sẽ kể những điểm nào? Theo ông, 3 điểm mạnh nhất của người Việt là gì?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Để nhận xét về một dân tộc thì cần thận trọng. Đây chỉ là nhận xét của riêng cá nhân tôi.

3 điểm YẾU NHẤT và 3 điểm MẠNH NHẤT của người Việt qua con mắt GS Nguyễn Tiến Dũng và ông Nguyễn Anh Tuấn - Ảnh 2.

3 điểm YẾU NHẤT và 3 điểm MẠNH NHẤT của người Việt qua con mắt GS Nguyễn Tiến Dũng và ông Nguyễn Anh Tuấn - Ảnh 3.


GS Nguyễn Tiến Dũng:

3 điểm YẾU NHẤT và 3 điểm MẠNH NHẤT của người Việt qua con mắt GS Nguyễn Tiến Dũng và ông Nguyễn Anh Tuấn - Ảnh 5.

Khi GS Ngô Bảo Châu đạt giải Fiels, nhiều nhà khoa học đã khẳng định thêm một lần nữa: Trí tuệ người Việt không thua kém gì trí tuệ các dân tộc khác. Nhưng ở một chiều khác, không ít người khác lại nhận định: So với một đất nước hơn 90 triệu dân, thì tỉ lệ những người thành công ấy, là quá nhỏ. Ông nghĩ sao về cả hai luồng ý kiến ấy?

3 điểm YẾU NHẤT và 3 điểm MẠNH NHẤT của người Việt qua con mắt GS Nguyễn Tiến Dũng và ông Nguyễn Anh Tuấn - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Đúng là với một dân tộc Việt 100 triệu người thì tỷ lệ thành công ở đỉnh cao của người Việt như vậy là còn ít, không chỉ về khoa học, mà cả về công nghệ, kinh doanh, văn hóa nghệ thuật, sáng tạo xã hội...

Chúng ta cần lý giải nguyên nhân, và tìm giải pháp để giải quyết . Việc lý giải nguyên nhân cũng không đơn giản và rất dễ gây tranh cãi. Tôi chỉ nêu một số điểm gợi ý.

Với cuộc cách mạng thông tin và cách mạng công nghệ hiện nay, người Việt, nước Việt Nam có điều kiện thuận lợi để nắm bắt và vượt lên. Cần xem xét cơ chế vận hành, môi trường đã phát huy tốt nhất mọi nguồn lực, mọi người đã có khả năng phát huy cao nhất năng lực của mình hay chưa. Nếu đúng đó là điểm huyệt thì giải pháp nào?

Tôi cho rằng thời đại cách mạng thông tin bùng nổ hiện nay thì cơ chế công khai, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi để mọi người dân có thể đóng góp vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, mọi người đều có cơ hội tiến thân nếu có năng lực…

Trong chiến tranh chúng ta có từ "Chiến Tranh Nhân Dân", mọi người dân được động viên tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, thì hôm nay, mọi người dân đều bình đẳng về cơ hội, đều được biết, được bàn, được tham gia vào mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, các hoạt động xã hội… điều đó sẽ tạo niềm tin trong xã hội vốn có truyền thống đùm bọc, tin yêu nhau.

Ta có thể gọi đây là "Kiến Quốc Nhân Dân", tức là mọi người dân đều được động viên cao nhất khả năng vào kiến thiết, phát triển đất nước, xây dựng xã hội. Khi năng lực của nhân dân, của toàn dân tộc được cộng hưởng thì chúng ta sẽ có sức mạnh vô cùng to lớn.

3 điểm YẾU NHẤT và 3 điểm MẠNH NHẤT của người Việt qua con mắt GS Nguyễn Tiến Dũng và ông Nguyễn Anh Tuấn - Ảnh 8.

GS Nguyễn Tiến Dũng: Đúng là quá nhỏ. Tính tổng thể, thì đóng góp của người Việt Nam cho toàn nhân loại còn quá thấp, đứng vào hàng cuối cùng của thế giới, theo các thông tin mà tôi được biết.

Về tiềm năng bẩm sinh thì có lẽ người Việt không thua kém gì người nước ngoài, nhưng về điều kiện để phát triển tiềm năng đó thì còn một số điểm chưa thuận lợi, nên tất yếu là kết quả thực tế đạt được còn kém xa.

Một trong những điều mà những người trẻ khi hoàn thành du học thường băn khoăn: Ở lại hay về? Nhiều người trẻ chọn ở lại "cho đến khi có điều kiện tốt hơn sẽ về.". Những người thế hệ trước như PGS Văn Như Cương hay chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lại đặt câu hỏi: Ai cũng định cư, ở lại nước ngoài, thì ai là người về xây dựng đất nước? Nếu là mình, các ông sẽ khuyên các bạn trẻ thế nào?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Ở lại hay về tùy theo điều kiện thực tế, nếu có những công việc tốt thì các bạn có thể ở lại làm việc , từ nước ngoài vẫn có thể cống hiến và đóng góp cho đất nước. Vấn đề là đất nước có cơ chế nào để các bạn ấy đóng góp từ xa.

Tôi thấy không thể trách các bạn trẻ không trở về, mà các cấp có trách nhiệm cần xem tại sao họ lại không về, nếu về họ có cơ hội để phát triển và phát huy năng lực của bản thân hay không. Khi trả lời thấu đáo câu hỏi ấy và có các giải pháp triển khai, thực tâm muốn thu hút họ trở về thì các bạn có năng lực sẽ về.

Tôi mong dân tộc Việt Nam sẽ xây dựng được một khối đoàn kết vững chắc, có niềm tin và thực sự yêu thương nhau, có môi trường mà mỗi công dân được phát huy cao nhất khả năng của mình … đó là lời giải cho nhiều vấn đề đang trăn trở hiện nay.

GS Nguyễn Tiến Dũng: Từ khi loài người xuất hiện trên trái đất cho đến nay, di dân là chuyện hết sức bình thường. Ngay trong một nước, người từ vùng này chuyển đến vùng khác cũng là chuyện hết sức bình thường, và đó chính là một trong những cơ chế phát triển của xã hội.

Về mặt cá nhân, ai cũng có quyền được tìm đến nơi nào mà mình có điều kiện phát triển tốt nhất, đóng góp được nhiều cho toàn xã hội nhất, chứ không phải cứ phải quay lại "luỹ tre làng" của mình mới là tốt, mới là có đóng góp.

(Còn nữa. Kính mời xem tiếp phần 2 tại đây)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại