Mỡ trong máu bao gồm các chất cholesterol, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do, trong đó cholesterol chiếm 60% - 70%. Theo các chuyên gia, trong máu lúc nào cũng có mỡ, một dưỡng chất cần thiết để duy trì sự sống.
Thế nhưng, cái gì quá cũng không tốt. Nếu chất béo giữ ở một tỷ lệ nhất định, bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, khi chúng cao bất thường thì bị gọi là rối loạn.
Việc rối loạn mỡ máu tiến triển rất âm thầm do lượng cholesterol tăng cao hơn mức cần thiết của cơ thể gây nên chứng xơ vữa, tắc mạch máu.
WHO ước tính, mỡ máu cao có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 28 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu (chiếm hơn 50% ca tử vong).
Bệnh mỡ máu có thể xảy ra với bất cứ ai và là bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Người bệnh chỉ có thể điều trị duy trì chỉ số an toàn, nhằm tránh các biến chứng do bệnh mỡ máu gây ra như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ, suy tim...
Vì vậy, những người có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu nên làm xét nghiệm tầm soát bệnh 6 tháng một lần và người bình thường định kỳ một lần mỗi năm
Ở người béo phì, thừa cân thì nguy cơ mắc mỡ máu rất cao. Tuy nhiên, nhiều người dù thể trạng rất gầy nhưng vẫn bị rối loạn mỡ máu.
Mỡ máu cao là bệnh giết người âm thầm và từ từ, sau đó gây ra những cái chết đột ngột mà không biết nếu chúng ta không thường xuyên kiểm tra cholesterol máu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguyên nhân máu nhiễm mỡ là do di truyền, yếu tố gia đình, chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả và lười vận động, nhất là dân văn phòng.
Dưới đây là những triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh mỡ máu, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý vì chúng khá giống với những căn bệnh thông thường khác.
1. Chân đau, tê bì và lạnh
Cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi. Không những thế, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn.
Vì thế, khi thấy xuất hiện những triệu chứng này ở chân, bạn cần đi khám ngay để xác định sớm nguyên nhân có phải do mỡ máu cao hay không.
2. Đau ngực
Có những người bệnh khoẻ mạnh bình thường chỉ cơn đau ngực tử vong vì họ không biết rằng căn nguyên sâu xa đó là rối loạn mỡ máu.
Bởi những những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ thường không thường xuyên, trong thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị.
Vì thế, nếu thấy triệu chứng này tái diễn bất cứ lúc nào, hoặc có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, bóp nghẹt, đầy tức, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút thì bạn phải gặp bác sĩ ngay.
3. Đột quỵ
Khi chỉ số triglyceride trong máu cao hơn mức an toàn, các mảng xơ vữa động mạch sẽ cản trở việc lưu thông máu lên não. Từ đó, não thiếu oxy, dẫn đến các cơn đột quỵ.
Kết luận:
Để phòng bệnh mỡ máu, tất cả chúng ta, từ người trẻ tuổi cho đến người lớn tuổi đều phải có chế độ ăn hợp lý, có chế độ tập tành để giảm tích tụ mỡ, có lối sống tương đối lành mạnh cân bằng cơ thể với tâm trí, sự hài hoà của tâm trí với cơ thể và môi trường của chúng ta. (đọc TẠI ĐÂY).
* Theo Prevention