3 dấu hiệu cảnh báo trẻ lớn lên không hiếu thuận, cha mẹ cần quan tâm dạy dỗ

DƯƠNG |

Cách con cái hành xử hiếu thuận với đấng sinh thành ở tương lai phụ thuộc rất lớn vào những bài học giáo dục của cha mẹ từ khi trẻ còn nhỏ.

Có câu nói "Dạy trẻ từ thuở còn thơ", tức là việc giáo dục một con người nên bắt đầu từ khi họ còn nhỏ tuổi, đang nằm trong vòng tay của cha mẹ. Trong đó, bài học về tính hiếu thảo, tôn trọng công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành là một trong những đức tính cần được giảng dạy từ khi con còn nhỏ. Bởi khi trẻ đã trưởng thành, có đủ năng lực chăm sóc bản thân, được bao bọc bởi nhiều mối quan hệ ngoài vòng gia đình, những lời răn dạy của cha mẹ càng ít ảnh hưởng đến con hơn nữa.

Chẳng có cha mẹ nào mong muốn bị con đối xử tệ bạc, chịu cảnh quạnh hiu tuổi xế chiều. Do đó, khi con còn nhỏ, nếu thấy trẻ có 3 hành vi này thì có thể là dấu hiệu cảnh báo trước con lớn lên dễ không hiếu thuận. Cha mẹ cần lưu ý hơn và tìm phong cách giáo dục phù hợp để thay đổi con.

3 dấu hiệu cảnh báo trẻ lớn lên không hiếu thuận, cha mẹ cần quan tâm dạy dỗ - Ảnh 1.

Thời điểm nuôi dưỡng một đứa trẻ tốt nhất là khi con còn nhỏ, đang nằm trong vòng tay yêu thương của cha mẹ

1. Làm ngơ trước công sức của cha mẹ

Trong nhiều gia đình hiện nay, mọi hành động sai lầm của đứa trẻ đều dễ dàng được cha mẹ tha thứ chỉ bởi quan điểm phổ biến con nít không biết gì. Điều này khiến đứa trẻ được bao bọc quá mức, không tôn trọng lời nói của người lớn, coi những điều tốt đẹp cha mẹ dành cho mình là hiển nhiên. Cũng vì thế, dù bạn có đối xử tốt với con đi chăng nữa thì cũng sẽ khó được đáp lại.

"Cha mẹ bị ốm vì làm việc quá sức, con cái không hỏi thăm".

"Cha mẹ đi làm về muộn nhưng con không chủ động nấu cơm, vẫn mải mê chơi điện tử dù đã được bạn nhắc nhở".

"Cha mẹ mua tặng quần áo mới. Con không nói được một câu cảm ơn, trái lại còn chê bai đồ cha mẹ mua quê mùa, không phù hợp thị hiếu giới trẻ"...

3 dấu hiệu cảnh báo trẻ lớn lên không hiếu thuận, cha mẹ cần quan tâm dạy dỗ - Ảnh 2.

Thời điểm nuôi dưỡng một đứa trẻ tốt nhất là khi con còn nhỏ, đang nằm trong vòng tay yêu thương của cha mẹ

Đã bao giờ bạn rơi vào một trong những trường hợp trên đây, và cảm thấy con cái không quan tâm đến mình? Theo các chuyên gia, những đứa trẻ có xu hướng bộc lộ và không ngại ngần giấu giếm niềm ngưỡng mộ và tình yêu thương của chúng với cha mẹ. Do đó, một khi con còn nhỏ, bạn đã cảm nhận được sự vô tâm của chúng dành cho mình thì làm sao nói đến chuyện hiếu thuận trong tương lai được.

Trước những đứa trẻ như vậy, cha mẹ nên tỉnh táo. Đừng quá yêu chiều trẻ. Hãy cho con làm việc nhiều hơn và dạy chúng lối sống tự lập. Điều này không những giúp con trưởng thành, mà còn khiến chúng thấu hiểu sự vất vả thường ngày của phụ huynh, từ đó nuôi dưỡng lòng biết ơn với người lớn.

3 dấu hiệu cảnh báo trẻ lớn lên không hiếu thuận, cha mẹ cần quan tâm dạy dỗ - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

2. Thường xuyên đối đầu, nói chuyện bốp chát với cha mẹ

Một quan điểm phổ biến trong giáo dục con cái hiện nay là cha mẹ cần tạo bầu không khí thoải mái để con tự do chia sẻ quan điểm. Thế nhưng, biện pháp giáo dục này sẽ dần sai lệch nếu như trẻ bắt đầu có biểu hiện đối đầu với mọi lời nói của người. Và sẽ càng tệ hơn nếu đứa trẻ bắt đầu dùng từ ngữ trống không, đánh lại cha mẹ.

Theo các chuyên gia, nếu cứ để trẻ phát triển theo hướng này, mối quan hệ của cha mẹ và con cái trong tương lai sẽ ngày càng xấu đi. Bởi lẽ từ nhỏ, đứa trẻ đã không ý thức được việc tôn trọng lời nói của bố mẹ, đánh mất khả năng phán đoán đúng - sai trong nhiều tình huống. Đến tuổi trưởng thành, con dễ hình thành những hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội, chẳng hạn như không hiếu thuận với cha mẹ, luôn đặt mình ở vị thế "bề trên" trong giao tiếp với người lớn tuổi...

3 dấu hiệu cảnh báo trẻ lớn lên không hiếu thuận, cha mẹ cần quan tâm dạy dỗ - Ảnh 4.

3. Cảm thấy cha mẹ phiền phức

"Nuôi con trăm họ, lo con đến chín mười". Bố mẹ nào cũng yêu thương con cái. Biểu hiện rõ nhất cho tình cảm của này là phụ huynh luôn lo lắng, muốn chăm sóc con từ tận chân tơ kẽ tóc.

Đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ không còn thoải mái tâm sự với bố mẹ cũng như không muốn bị can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân. Một mặt, phụ huynh nên hiểu rằng khi đó con đã lớn, muốn có quyền riêng tư, song mặt khác, nếu đứa trẻ có những phản ứng tiêu cực khi được cha mẹ quan tâm, phụ huynh cũng cần lưu ý. Một số biểu hiện cho thấy đứa trẻ không tôn trọng cha mẹ có thể kể đến như:

- Trẻ ít giao tiếp, chia sẻ với bố mẹ. Nếu có nói chuyện thì cũng rất cáu gắt.

- Trẻ thường xuyên nói với người lớn: "Bố mẹ phiền quá".

- Bố mẹ đang trò chuyện với con. Con đã đứng dậy chạy vào phòng, đóng sầm cửa và ngắt ngang cuộc nói chuyên...

3 dấu hiệu cảnh báo trẻ lớn lên không hiếu thuận, cha mẹ cần quan tâm dạy dỗ - Ảnh 5.

Nếu bạn cảm thấy, mình luôn biến thành một người phụ huynh "phiền phức" khi giao tiếp với con, đó có thể là dấu hiệu của việc con đang không tôn trọng lời nói của bạn

Cha mẹ cần làm gì?

Có thể thấy, dù bố mẹ đã cố gắng giao tiếp với con, song sự đáp lại của con lại khiến bạn trở thành một người "phiền phức", thiếu tinh tế. Điều này cũng cho thấy từ khi còn nhỏ, con đã không biết lắng nghe cha mẹ, sẵn sàng biểu hiện chống đối khi những điều bạn làm không phù hợp với chuẩn mực của chúng.

Có câu nói: "Nhân chi sơ, tính bản thiên", vốn dĩ không có đứa trẻ nào sinh ra đã biết cách hiếu thảo hay trở nên bất hiếu với cha mẹ. Nhiều cha mẹ bày tỏ rằng khi con còn nhỏ, họ đã dốc lòng nuôi dưỡng con, nhưng không biết chắc sau này chúng có ngoan ngoãn, biết báo đáp công ơn với mẹ hay không. Trên thực tế, việc đứa trẻ đối xử như thế nào với đấng sinh thành trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào cách bạn nuôi dưỡng con khi còn nhỏ.

Vì vậy, nếu thấy con có những biểu hiện kể trên, hãy quan tâm con cái nhiều hơn. Định hình cách giáo dục cho trẻ nghiêm khắc và thông minh từ bé sẽ giúp con trưởng thành và biết trân trọng công sức của bậc sinh thành.

3 dấu hiệu cảnh báo trẻ lớn lên không hiếu thuận, cha mẹ cần quan tâm dạy dỗ - Ảnh 6.

Hãy quan tâm con cái, trước khi trẻ đã hình thành nên quan điểm sai lệch về các mối quan hệ xung quanh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại