"Sa thải" là cụm từ chẳng ai muốn nhắc tới khi đi làm, nhất là khi nhân viên sắp sửa bị sa thải đó là mình. Tuy nhiên thực tế, tính cạnh tranh công việc rất cao. Nếu bạn không chăm chỉ, duy trì thái độ tích cực, không có đóng góp cho công ty thì bạn có thể sẽ là người sớm phải rời đi.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khách quan, việc bị sa thải là dịp để bạn nhìn lại những thiếu sót của bản thân. Đồng thời là cơ hội để bạn "làm mới" bản thân.
Dưới đây là những dấu hiệu báo việc bạn sắp phải nghỉ việc và những điều nên thực hiện ngay sau đó. Cánh cửa này khép lại, chắc chắn sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Đừng quá buồn phiền, lo âu!
3 dấu hiệu báo việc bạn sắp phải nghỉ việc
1. Không được tăng lương trong thời gian dài
Đây là dấu hiệu đầu tiên dễ dàng nhận biết việc bạn sắp bị công ty sa thải. Thông thường các doanh nghiệp đều có quy định tăng lương 1-2 lần/năm theo mức độ hiệu quả công việc. Điều này vừa để đánh giá cao sự đóng góp trong thời gian công tác. Đồng thời mong muốn giữ nhân viên gắn bó lâu.
Nhưng nếu bạn đã làm khoảng 2-3 năm mà sếp không hề tăng lương chứng tỏ bạn không được ghi nhận, công ty không muốn giữ bạn trong thời gian tới. Sự cố gắng của bạn chỉ dừng ở mức độ chấp nhận được, không có gì nổi bật để phát triển công ty.
Nếu bạn gắn bó với công ty 2-3 năm mà chưa được tăng lương thì đây là dấu hiệu nguy hại
2. Có nhân viên mới làm mọi việc của bạn
Đây là cách nhiều doanh nghiệp đang áp dụng, ngấm ngầm thông báo trong thời gian tới, bạn có nguy cơ bị sa thải. Thay vì lập tức đuổi việc bạn, họ sẽ tuyển người mới vào. Sau đó, họ phân công bạn có nhiệm vụ hướng dẫn người đó thực hiện công việc mà bạn đang phụ trách.
Thường thì sau đó khoảng một tuần hoặc lâu hơn là 1 tháng, bạn sẽ nhận được quyết định nghỉ việc.
3. Không được coi trọng
Có rất nhiều cách thể hiện sự coi trọng của một doanh nghiệp dành cho nhân viên của mình. Đó là việc giao cho các dự án mới hay mở các lớp đào tạo để nâng cao kiến thức. Tuy nhiên, nếu bạn sắp có nguy cơ bị sa thải sẽ không được tham gia lớp đào tạo hay các dự án mới.
Mục đích hoạt động đào tạo mà doanh nghiệp tổ chức không chỉ nâng cao năng lực nhân viên mà còn đem đến sự thăng tiến trong tương lai. Vì thế, nếu doanh nghiệp, công ty không để bạn tham gia vào các khoá nâng cao nghiệp vụ thì bạn cần xem lại bản thân. Đây chính là dấu hiệu của việc bạn không có cơ hội phát triển, gắn bó với doanh nghiệp đó.
Nên làm gì khi có tin đồn mình sắp bị sa thải?
1. Giữ bình tĩnh và xác minh thông tin từ sếp
Khi nghe tin đồn sắp bị sa thải, chắc hẳn bạn sẽ lo lắng, hoảng sợ. Tuy nhiên, bạn nên giữ bình tĩnh để xác nhận tính thực hư của việc này.
Bạn có thể thẳng thắn gặp sếp để xác minh thông tin. Vì biết được sự thật không muốn nghe vẫn dễ chịu hơn là sự mơ hồ. Tuy nhiên, bạn cần tránh nóng nảy. Thay vào đó, hãy đóng góp ý kiến, bày tỏ quan điểm mang tính xây dựng.
Dù thông tin chính xác bạn là người bị sa thải thì bạn vẫn cần giữ bình tĩnh, tránh nóng nảy
2. Hoàn thành xuất sắc công việc hiện tại
Nếu thông tin sa thải của bạn là thật thì bạn vẫn có thể cứu vãn bằng cách hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ hoàn thành tốt công việc, mà còn cần nỗ lực gấp đôi, gấp ba. Hãy tạm gác những suy nghĩ, trạng thái tiêu cực để tập trung làm việc.
Ngay cả khi sắp bị sa thải, việc duy trì một thái độ tôn trọng và chuyên nghiệp là cách bạn có thể ra đi trong tư thế ngẩng cao đầu. Và bạn sẽ có được sự ghi nhận, hay lời giới thiệu tích cực từ người sếp cũ.
3. Chuẩn bị cho tương lai
Bạn không nên cảm thấy xấu hổ khi bị sa thải. Nếu việc này không phải là chuyện tai tiếng, bạn có thể yêu cầu công ty gửi thư hoặc email làm rõ lý do sa thải không phải vì gây chuyện xấu hoặc hiệu suất công việc kém.
Buồn của nhân viên Apple: Công ty không sa thải hàng loạt nhưng tiền thưởng bị giữ lại, đi công tác cũng khó, chỉ 1 chút lỗi là có thể bị đuổi