Trong bài báo "Nhà nghèo khó sinh quý tử" có viết:
"Con nhà nghèo rất khó để thay đổi vận mệnh. Người nghèo cứ tiếp tục nghèo, người giàu vẫn tiếp tục giàu. Ngoài những điều kiện vật chất khách quan, thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc này là do cách suy nghĩ giữa người nghèo và người giàu là khác nhau."
Đài BBC đã quay một bộ phim tài liệu trong suốt 49 năm, theo đó thực tế được tiết lộ là: Người nghèo rất khó "lật ngược tình thế".
Khi xem "Cha giàu cha nghèo", tôi chợt nhận ra phán xét "người nghèo sẽ càng lúc càng nghèo" là rất thực tế.
Một đặc điểm chung ở nhiều người nghèo chính là chỉ nghĩ rằng đi làm để có cuộc sống ổn định, chỉ cần siêng năng làm việc là có thể phát tài.
Nhưng sự thật thì sao?
1. Người nghèo không chỉ không biết chọn lựa, họ còn thích thể hiện sự "siêng năng mù quáng" của mình
Dù bạn có sức khỏe tốt đi nữa, làm công từng ngày cho người khác, nhận mức lương ổn định đủ trang trải cuộc sống mỗi tháng thì liệu có làm giàu nổi hay không?
Thực ra, "xuất phát điểm" khác nhau của người giàu và người nghèo nằm ở kiến thức. Người giàu có kiến thức kinh doanh từ sớm, trong khi người nghèo cho rằng để con cái học kinh doanh từ nhỏ chúng cũng chẳng hiểu gì, học văn hóa giỏi là tốt rồi. Thậm chí có nhiều người lớn không hề đọc tạp chí tài chính, chứ đừng nói đến những đứa trẻ 7, 8 tuổi.
Ngược lại, người giàu luôn coi trọng tầm quan trọng của việc đọc sách, xem báo cáo tài chính, ngẫm về sự thay đổi của thị trường. Và họ dạy con cái về việc đó từ khi chúng còn là những đứa trẻ 7, 8 tuổi:
"Bánh mì được sản xuất như thế nào?"
"Mỗi tầng lớp khác nhau chiếm vị trí thế nào trong chuỗi kinh doanh bánh mì?"
...
Những đứa trẻ nhà nghèo mỗi khi đi học về nhà chỉ có thể nhìn thấy gương mặt mệt mỏi của cha mẹ, họ luôn cằn nhằn về cuộc sống tầm thường. Hay thậm chí có những người cha người mẹ nghịch điện thoại trước mặt con cái, rồi mắng chúng sao không làm bài tập về nhà,,,
Những hành vi này của người lớn khiến các đứa trẻ sinh ra thói quen và tâm lý không tốt. Nếu là những đứa trẻ biết cố gắng, chúng sẽ cố gắng học để đổi đời. Nhưng nếu là những đứa trẻ không có chí tiến thủ thì sao? Chúng sẽ đổ thừa do hoàn cảnh mà bắt chước cha mẹ, nghĩ rằng lớn lên tìm được cái nghề sống qua ngày là được.
Vậy đối với những người nghèo có chí tiến thủ thì tại sao cố gắng cách mấy vẫn không giàu?
Lý do là vì họ quá "nỗ lực", nỗ lực trong mù quáng. Mà như vậy họ chỉ có thể phí hoài cuộc đời vào những việc không phù hợp.
Họ lấy sự chăm chỉ đó làm điều tự hào, nhưng lại không biết lựa chọn này lại hại cuộc đời mình.
2. Người nghèo luôn tự hỏi làm thế nào để có được mức lương cao hơn
Đa số người nghèo đều mong muốn có lương cao, nhưng lại hiếm có người cân nhắc sự thật là đồng tiền có lúc sẽ mất giá. Họ chưa từng xem xét tuổi tác mình càng lớn mà chưa có kĩ năng, thành tựu. Họ chưa từng nghĩ đến sự già đi của bố mẹ cần họ sớm tự do tài chính. Hay nói đúng hơn, họ chỉ muốn có tiền nhiều mà chưa bao giờ nghĩ đến việc phát triển giá trị của chính mình.
Thành thật mà nói, người nghèo hay so đo mức lương với đồng nghiệp, nhưng lại không dám nghĩ đến việc nhảy ra khỏi nơi đó mà tự mình "trồng táo trong nhà."
Khi còn trẻ, làm công là để tích lũy tiền. Nhưng đến tuổi trung niên, cả sức khỏe và tuổi tác của bạn đã không còn là thế mạnh, vậy chỉ có thể nghĩ đến việc bắt tay kinh doanh làm giàu, tự làm chủ lấy mình.
3. Bất kể người nghèo hay người giàu, rủi ro đều giống nhau, nhưng khả năng chống lại rủi ro là hoàn toàn khác nhau
Ở mục hai, tại sao tôi khuyên bạn nên sớm tích tiền để kinh doanh. Bởi vì một khi kinh doanh thành công, bạn sẽ có cuộc sống tự do hơn.
Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai người trung niên cùng tuổi, nhưng một người còn đi làm công, một người đã kinh doanh thành công là gì?
Khi cha mẹ của người làm công mắc bệnh, họ phải nghỉ việc chăm sóc, mất thu nhập cá nhân. Nếu nghỉ quá lâu sẽ bị chấm dứt hợp đồng, phải chạy vạy tiền lo viện phí... Một trận bệnh có thể khiến họ sụp đổ.
Trong khi người kinh doanh có thể giao lại cho cấp dưới quản lý, còn mình chuyên tâm chăm sóc bố mẹ. Dù anh ta không đi làm vẫn có thu nhập hằng tháng.
Ngoài ra, một vấn đề khiến bạn vẫn mãi nghèo là do bạn chỉ có thu nhập từ một nguồn tiền duy nhất. Thế nên khi gặp sự cố phát sinh sẽ rất dễ khủng hoảng.
Nhiều người nghèo phải bận rộn từ 7 giờ sáng đến 11 giờ khuya, biết bản thân làm như thế dễ bị đột tử nhưng vẫn không thể từ bỏ. Đó là điều đáng thương khi chúng ta còn nghèo.
"Người nghèo thường gặp xui xẻo." Đó là câu nói tôi được nghe nhiều nhất. Do đó, nếu còn may mắn được đi học, hay có điều kiện trau dồi kiến thức, vậy bạn đừng nên lười biếng.
Người giàu cũng rất bận, không phải ai giàu cũng là do nhờ ba má để của cải lại. Có người cũng sẽ như bạn, dù vạch xuất phát tốt thì họ vẫn tình nguyện tự mình bắt đầu từ con số 0.
Thế nên, chúng ta không có tư cách gì để than phiền hay đổ lỗi cho số phận cả.