3 câu nói buột miệng của cha mẹ trong lúc nóng giận vô tình tổn thương tinh thần con trẻ: Không phải lúc nào cũng “lời nói gió bay”, bát nước đổ đi không thể lấy lại

Thuỳ Anh |

Có người từng nói: "Sai lầm chúng ta thường mắc phải là đối xử tốt với người khác, khắc nghiệt với người thân”.

Theo thống kê, trong số các đối tượng phạm tội, tỷ lệ trẻ em bị xâm hại về tinh thần và thể chất cao hơn nhiều so với người bình thường. Theo một thống kê do FBI cung cấp về 36 tội phạm nguy hiểm, 74% trong số họ bị lạm dụng tâm lý khi còn nhỏ, 42% bị lạm dụng thể chất, và 43% bị lạm dụng tình dục.

Hiện nay, vấn đề "xâm hại tâm lý" vẫn chưa được nhiều người chú ý đến. Đây không phải là tổn thương trực tiếp về thể chất mà là tổn hại đến sức khỏe tinh thần của trẻ thông qua bạo lực bằng lời nói hoặc bạo lực nguội (không nói, phớt lờ...).

Trong cộng đồng tâm lý học tội phạm, các chuyên gia đồng thuận rằng trải nghiệm tuổi thơ là một yếu tố quan trọng trong hành vi phạm tội. Đối với con cái, lời nói của cha mẹ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất.

3 câu nói buột miệng của cha mẹ trong lúc nóng giận vô tình tổn thương tinh thần con trẻ: Không phải lúc nào cũng “lời nói gió bay”, bát nước đổ đi không thể lấy lại - Ảnh 1.

1. Ngôn ngữ xúc phạm gây ra tâm lý tiêu cực

"Tại sao con không thể làm được bất cứ thứ gì nên hồn?"

Nhiều bậc cha mẹ đã nói câu này với con cái của họ. Các chuyên gia tâm lý gọi đây là "ngôn ngữ xúc phạm".

Những câu nói như vậy thường không khiến trẻ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn mà ngược lại còn mang đến cho con những tác động tiêu cực về mặt tâm lý. Dần dần, trẻ sẽ chấp nhận việc bản thân không giỏi bất cứ thứ gì và mặc định là do bản thân kém cỏi.

Một cuộc điều tra năm 2008 về tâm lý giáo dục gia đình ở Trung Quốc cho thấy nhiều bậc cha mẹ vô tình khiến con trở nên tự ti. Khi đứa trẻ tỏ ra yếu kém, việc cha mẹ tiếp tục phủ nhận điểm yếu càng củng cố hình ảnh "kẻ thất bại" của đứa trẻ.

2. Ngôn ngữ đe dọa làm mất cảm giác an toàn

"Đi đi, sau này đừng trở lại".

Tất cả những đứa trẻ đều có nỗi sợ bố mẹ không yêu mình, không thích mình, thậm chí không bao giờ muốn mình nữa. Điều này còn khiến đứa trẻ sợ hãi hơn là đánh chúng.

Con cái có tình cảm gắn bó tự nhiên với cha mẹ. Theo lẽ tự nhiên, những đứa trẻ có mối quan hệ thân thiết với cha mẹ sẽ có cảm giác an toàn. Ngược lại, nếu đứa trẻ luôn lo lắng rằng cha mẹ không thương mình thì cảm giác an toàn sẽ bị giảm xuống. Do đó, trẻ có thể che giấu con người thật và kìm nén cảm xúc giống như một cách để tự vệ.

3 câu nói buột miệng của cha mẹ trong lúc nóng giận vô tình tổn thương tinh thần con trẻ: Không phải lúc nào cũng “lời nói gió bay”, bát nước đổ đi không thể lấy lại - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

3. Ngôn ngữ tức giận khiến trẻ cảm thấy tự ti

"Con giống bố, không làm được trò trống gì".

Trong gia đình, vợ chồng sẽ không thể tránh được lúc bất hòa. Tuy nhiên điều đáng nói là những lúc cãi vã, cha mẹ lại trút giận lên đứa trẻ. Một cảnh thường thấy là: Người mẹ phàn nàn rằng đứa trẻ không ngoan ngoãn, than thở rằng đã dành rất nhiều tâm huyết, nhưng không ai hiểu.

Một đứa trẻ "luôn làm cha mẹ không phụ lòng" thường rơi vào tình trạng thiếu tự tin, cảm thấy mình kém cỏi, cảm thấy mình là gánh nặng. Về sau khi trưởng thành, chúng sẽ dần có những mặc cảm và khó hòa nhập với những người xung quanh.

Trên đây chỉ là 3 hình thức bạo lực ngôn ngữ phổ biến, còn thực tế xung quanh trẻ có rất nhiều biến thể của "bạo lực ngôn ngữ". Những câu nói tưởng chừng như vu vơ nhưng thực chất lại có tác động không hề nhỏ.

Ví như trong nhà có em nhỏ da đen, anh trai da trắng, có người thường giễu cợt rằng con gái như vậy là không được, lớn lên không ai thích. Điều này nghe có vẻ như một trò đùa, nhưng nó đã khiến đứa trẻ tự ti về ngoại hình của mình.

Ví dụ khác, một số người luôn nói với con cái của họ rằng nếu con có em nhỏ, bạn sẽ không được làm việc này, việc kia để làm gương cho các em và sẽ không được cha mẹ yêu thương như trước.

Những "biến thể" bạo lực bằng lời nói này thường được nói ra dưới dạng những câu chuyện cười. Nhưng do khả năng tư duy và khả năng phân biệt của trẻ chưa đủ nên một số "trò đùa" thường trở thành nỗi sợ hãi lâu dài trong lòng

3 câu nói buột miệng của cha mẹ trong lúc nóng giận vô tình tổn thương tinh thần con trẻ: Không phải lúc nào cũng “lời nói gió bay”, bát nước đổ đi không thể lấy lại - Ảnh 3.

1. Cha mẹ cần kiểm soát cảm xúc của mình

Một chuyên gia tâm lý thú nhận dù đã nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học nhiều năm nhưng khi nhìn lại hành trình nuôi dạy con cái của mình, cô cũng từng phạm phải "bạo lực bằng lời nói". Chỉ là khi được đào tạo chuyên nghiệp, cô có thể nhìn sâu vào nội tâm và phản xạ nhanh hơn người bình thường, đồng thời có nhiều phương pháp điều chỉnh hơn.

Theo các nhà tâm lý học, khi trạng thái cảm xúc thoải mái, chúng ta cũng có thể đối mặt với các vấn đề của con cái một cách bình tĩnh hơn. Do đó, sự ổn định về tình cảm là điều rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Tất cả các bậc phụ huynh đều cần tự rèn luyện khả năng kiên nhẫn và điều chỉnh cảm xúc của bản thân để tránh gây ra những lời nói tổn thương con trẻ.

3 câu nói buột miệng của cha mẹ trong lúc nóng giận vô tình tổn thương tinh thần con trẻ: Không phải lúc nào cũng “lời nói gió bay”, bát nước đổ đi không thể lấy lại - Ảnh 4.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

2. Suy nghĩ cẩn trọng trước khi cất lời

Trước khi nói chuyện với trẻ, đặc biệt là khi trẻ làm sai điều gì đó, cha mẹ cần sắp xếp những điều mình muốn nói trong đầu. Chuyên gia gợi ý các bậc phụ huynh có thể tập hình thành phản xạ tư duy về 3 điều này:

- Mục đích của cuộc trò chuyện này là gì?

Là để đứa trẻ sửa thói xấu luộm thuộm? Để trẻ không nói dối trong tương lai hay vì lý do nào khác? Việc xác định này sẽ giúp con nhận ra sai lầm của mình thay vì sợ bị cha mẹ trách phạt.

- Giải quyết vấn đề như thế nào?

Cha mẹ cần chỉ ra cho con sai lầm của con ở đâu; vì sao lại có chuyện như hôm nay; sửa sai như thế nào? Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng cho con biết rằng việc con bị khiển trách hôm nay không phải vì cha mẹ không yêu thương hay ghét bỏ con.

- Những lời muốn nói có thực sự giải quyết được vấn đề hay chỉ đơn giản là để trút bỏ cảm xúc?

Điều này tương đương với việc bạn dành một ít thời gian để gõ "bài phát biểu" trong đầu. Quá trình này buộc người lớn phải nhìn nhận lại trạng thái, cảm xúc và động cơ của chính mình. Đồng thời, bước này còn giúp cha mẹ kiểm soát ngôn từ một cách thích hợp.

3. Chấp nhận những đứa trẻ không hoàn hảo

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ phát cáu là do họ không thể chấp nhận sự thật. Khi bạn yêu một người, nhưng bạn chỉ có thể chấp nhận ưu điểm của đối phương chứ không thể chấp nhận khuyết điểm của họ. Điều đó dẫn đến những cơn bực tức khó kìm nén.

Nhiều người thích sự dễ thương và ngây thơ của trẻ, nhưng không thể chịu đựng được sự nghịch ngợm và quậy phá của chúng. Họ hy vọng rằng đứa trẻ sẽ giống như một con búp bê ngoan ngoãn, trung thực, đây thực sự là một tư tưởng quá mâu thuẫn.

Trẻ nhỏ mới tiếp xúc với cuộc sống và có nhiều tò mò về thế giới xung quanh. Có khi chúng ngoan ngoãn, đáng yêu nhưng cũng có lúc khiến bạn tức giận và mệt mỏi. Vì vậy, cha mẹ nên học cách lắng nghe con và thấu hiểu con.

Bất cứ ai cũng không thể hoàn hảo. Một đứa trẻ lại càng dễ mắc sai lầm. Tham vọng quá mức cũng không tốt. Trẻ nhỏ giống như một cái cây. Cha mẹ không thể vì muốn cây nhanh lớn mà kéo chúng lên khỏi mặt đất. Thay vào đó, hãy chăm chút cho từng cái cây, kiên nhẫn và dành cho nó những gì tốt đẹp nhất.

Theo 163

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại