Thịt lợn là món ăn được hầu hết mọi người rất ưa chuộng, là biểu tượng của "cơm đủ ăn, áo đủ mặc" trong các lễ hội từ xa xưa.
Thịt lợn có thể nói là món thịt số một trên bàn ăn của nhiều gia đình, có nhiều cách chế biến nhất và được lòng dân chúng, thậm chí nó còn là biểu tượng của "cơm đủ ăn, áo đủ mặc" trong các dịp lễ hội từ xa xưa.
Ở lợn có ba cơ quan nội tạng có thể có trứng sán và một số chất độc hại gây nguy hại nhất định cho sức khỏe của chúng ta, do vậy mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên ăn càng ít càng tốt, nếu thỉnh thoảng muốn giải quyết sự thèm ăn thì phải rửa thật sạch và nấu chín kỹ trước khi ăn.
Ăn ít và chế biến cẩn thận 3 phần thịt sau đây của con lợn để tránh rủi ro
1. Phổi lợn
Nhiều người cho rằng ăn phổi lợn sẽ đỡ ho, bổ phổi nên thích dùng phổi lợn để chế biến món ăn. Tuy nhiên, phổi lợn không được sạch.
Chúng ta biết rằng phổi lợn là cơ quan hô hấp của lợn và rất dễ bị nhiễm các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút… trong không khí và môi trường tiếp không sạch sẽ.
Ngoài ra, môi trường sống của lợn cũng rất dễ bị vi khuẩn, ký sinh trùng có trong phân lợn xâm nhập dẫn đến phổi lợn rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, nếu ăn sẽ không tốt cho cơ thể.
2. Gan lợn
Gan lợn là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng, nên nhiều người thích ăn gan lợn, họ cho rằng giá trị dinh dưỡng của gan lợn rất cao, "ăn vào bổ gan" nên gan lợn luôn là lựa chọn hàng đầu để người bổ gan, dưỡng gan ưu ái sử dụng.
Thực tế thì gan lợn rất giàu vitamin A, canxi, sắt và các nguyên tố vi lượng khác, mùi vị rất ngon. Tuy nhiên, ai cũng biết gan là cơ quan giải độc, nói chung nó là thực phẩm chứa nhiều máu và mật có chứa chất độc hại, có thể có cả ký sinh trùng nên chúng ta phải cẩn thận hơn khi làm sạch và chế biến gan lợn.
Phương pháp xử lý gan trước khi nấu là, sau khi mua về, bạn nên thái miếng vừa ăn, rửa nhiều lần rồi ngâm với nước từ 1 đến 2 tiếng để loại bỏ hoàn toàn máu và mật trong xoang gan và ống dẫn gan. Lưu ý là thời gian nấu nên lâu một chút để cho gan chín kỹ.
3. Ruột già lợn
Ruột già là cơ quan vận chuyển và tiêu hóa thức ăn, nói đúng ra là nơi thải ra chất cặn bã (phân) sau quá trình tiêu hóa thức ăn nên chắc chắn sẽ có mùi khó chịu.
Làm sạch ruột già cũng rất phiền phức, nhưng dù có làm sạch đến đâu thì cũng sẽ có mùi hôi.
Bộ phận này có thể có nhiều vi sinh vật hơn, và thực sự có thể có ký sinh trùng, vi khuẩn gây bệnh,… đặc biệt nếu không được làm sạch, chúng cũng sẽ đi vào cơ thể con người, tự nhiên có hại cho sức khỏe.
Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng 3 bộ phận này trên thân lợn là phần thịt dễ bị nhiễm bẩn nhất. Do vậy, khi chế biến thực phẩm nên đặc biệt chú ý, loại bỏ chất bẩn và làm sạch chất độc trước khi sử dụng.
Tốt nhất nên sử dụng với tần suất ít để không dung nạp quá nhiều món ăn có nguy cơ rủi ro với sức khỏe.
*Theo Health/Secret