3 bảo vật "xuyên không" hàng nghìn năm, chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện máy bay kỳ lạ

Minh Hằng |

Các chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện 3 bảo vật nghìn năm có vẻ ngoài giống với những đồ vật thời hiện đại. Người xưa đã chế tác chúng như thế nào?

Theo các chuyên gia, các cổ vật, di vật văn hóa được tìm thấy có thể cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quý giá về lịch sử. Trong những năm qua, có nhiều di vật văn văn hóa đã được khai quật. Tuy nhiên, có một số bảo vật khiến các chuyên gia vô cùng ngạc nhiên khi có vẻ bề ngoài không khác gì các sản phẩm công nghệ thời hiện đại.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu còn nghi ngờ chúng là "đồ giả". Tuy nhiên, sau khi kiểm tra và nghiên cứu kỹ lưỡng, hóa ra các cổ vật này là đồ thật cách đây hàng nghìn năm và không phải là "xuyên không" từ thời hiện đại.

Dưới đây là 3 bảo vật đặc biệt như thế.

Thứ nhất, máy bay

3 bảo vật xuyên không hàng nghìn năm, chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện máy bay kỳ lạ - Ảnh 1.

Một đồ vật cách đây hơn 4.000 năm có hình dạng giống hệt máy bay thời hiện đại.

Đây là một cổ vật có hình máy bay được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Ai Cập vào năm 1989. Mô hình máy bay này được là bằng gỗ và nặng khoảng 31 gram. Điều kỳ lạ là 14 mô hình máy bay tương tự cũng được tìm thấy ở một số nơi khác tại Nam Mỹ. Thoạt nhìn, di vật văn hóa này không giống như đồ vật được phát hiện trong một ngôi mộ cổ có niên đại hơn 4.000 năm.

Nhiều người sẽ cho rằng đây là đồ vật xuyên không từ thế giới hiện đại. Hơn nữa, chiếc máy bay đầu tiên được con người phát minh vào năm 1903. Thế nhưng rõ ràng cổ vật trên giống một chiếc máy bay hiện đại đến mức nhiều người phải ngạc nhiên cho rằng đây là sản phẩm của người ngoài hành tinh để lại trên Trái Đất. Trên thực tế, qua kiểm tra và nghiên cứu, các chuyên gia kết luận rằng, đây thực sự là bảo vật được chế tác cách đây hơn 4.000 năm.

Thứ hai, chiếc cốc pha lê

3 bảo vật xuyên không hàng nghìn năm, chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện máy bay kỳ lạ - Ảnh 3.

Chiếc cốc pha lê hơn 2.000 năm có vẻ ngoài rất giống với cốc thủy tinh ngày nay.

Chiếc cốc có hình dáng trông giống hệt như những chiếc cốc thủy tinh thời hiện đại. Trên thực tế, vào tháng 10/1990, chiếc cốc kỳ lạ này được phát hiện trong một ngôi mộ thời Chiến Quốc ở thôn Thạch Đường, thị trấn Bán Sơn, thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).

Ngay từ khi được khai quật, nhiều nhà khảo cổ đã nghi ngờ về tính xác thực của chiếc cốc. Đồng thời, các chuyên gia cho rằng đây là vật dụng được các kẻ trộm mộ để lại.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, các chuyên gia xác định chiếc cốc này là một bảo vật được chế tác cách đây hơn 2.000 năm. Việc cổ vật có hình dạng hoàn toàn giống với cốc thủy tinh thời hiện đại chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Chiếc cốc được làm bằng pha lê tự nhiên với độ tinh khiết cao, cao 15,4 cm, đường kính 7,8 cm, đường kính đáy là 5,4 cm, và có ánh sáng màu hổ phách. Chiếc cốc pha lê này đã được công nhận là bảo vật quốc gia và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hàng Châu.

Thứ ba, thước cặp bằng đồng

3 bảo vật xuyên không hàng nghìn năm, chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện máy bay kỳ lạ - Ảnh 5.

Chiếc thước cặp bằng đồng được tìm thấy trong lăng mộ của Vương Mãng. Thiết kế của bảo vật này khiến các chuyên gia bối rối, thậm chí nghi ngờ là đồ giả.

Đây là một thước cặp bằng đồng, một công cụ đo lường vào thời Vương Mãng (45 TCN – 23), một quyền thần của nhà Hán, người về sau trở thành hoàng đế duy nhất của nhà Tân, làm gián đoạn nhà Hán. Theo các chuyên gia, chiếc thước cặp này được sản xuất vào năm 9.

Cổ vật hơn 2.000 năm tuổi được làm bằng đồng và có hình dạng hơi giống một khẩu súng lục. Đặc biệt, nhìn tổng thế, thước cặp được tìm thấy trong ngôi mộ cổ có thiết kế rất giống với thước cặp Vernier, công cụ đo lường mà chúng ta sử dụng trong thời hiện đại. Ngay cả thang đo cũng được chế tác rất chính xác.

Vì quý hiếm, chiếc thước cặp dài 13,3 cm đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

3 bảo vật xuyên không hàng nghìn năm, chuyên gia kinh ngạc khi phát hiện máy bay kỳ lạ - Ảnh 7.

Theo các chuyên gia, chiếc thước cặp bằng đồng hơn 2.000 năm tuổi là thước cặp sớm nhất được phát hiện trên thế giới.

Nhiều người đặt câu hỏi rằng, nhà Hán liệu có một phương pháp đo lường, tính toán với quy mô tiên tiến như vậy? Hoặc chiếc thước cặp hơn 2.000 năm tuổi trên có phải là một sản phẩm của thế giới hiện đại? Bởi thước cặp là một công cụ đo lường hiện đại và được cho là xuất hiện lần đầu vào năm 1631. Do đó, bảo vật trên là di vật văn hóa mà ngay cả các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ là "đồ giả".

Thậm chí Vương Mãng còn bị nhiều người nghi ngờ cho rằng ông là vị hoàng đế "du hành thời gian". Bởi vì khi còn sống, Vương Mãng ôm tham vọng xây dựng một thế giới hoàn mỹ khi thực thi nhiều biện pháp quá tân tiến và hiện đại.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại