"Tam tự kinh" là cuốn giáo lý được trẻ em Trung Quốc dùng để học "vỡ lòng" vào thời xưa, được soạn từ thời Tống và chỉnh sửa, bổ sung và thời Minh, Thanh.
Cuốn sách chỉ hơn 1000 chữ, bố trí 3 chữ một câu có vần, vì vậy mà được gọi là "Tam tự kinh" (kinh ba chữ).
Bởi được cấu tạo từ các câu ngắn, lại có vần điệu, nên Tam tự kinh rất dễ học thuộc lòng.
Thừa hưởng hình thức gieo vần, đặt câu của cuốn giáo lý cổ này, các thầy thuốc Trung y đã sáng tạo nên một bản "Tam tự kinh" dưỡng sinh ngắn với 24 nguyên tắc bảo vệ sức khỏe dưới đây.
1. Ăn hành tây, thông đường não: Các nghiên cứu y học đã khẳng định vỏ hành tây chứa nhiều rutin, chất rất có lợi cho việc làm bền vững thành mạch máu và có công dụng dự phòng tai biến mạch máu não.
2. Ăn nhiều tỏi, hạ mỡ máu: Sở hữu khả năng phân giải và hòa tan một loại protein gây tắc mạch, tỏi được xem là "người quét đường" của hệ thống mạch máu trong cơ thể.
Các chuyên gia y tế thậm chí còn khuyên người bị tăng mỡ máu nên ăn từ 3-4 tép tỏi/ngày.
3. Ăn nhiều nấm, phòng tắc mạch: Sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội, nhưng nấm không gây chứng xơ cứng động mạch hay làm tăng cholesterol trong máu như các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Nhiều loại nấm còn có tác dụng giải độc máu, hạn chế đông máu, đồng thời ngăn ngừa bệnh tắc động mạch.
4. Ăn gừng tươi, máu dồi dào: Gừng có công dụng làm giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa chứng đông máu. Bởi vậy, loại củ này không chỉ tốt cho máu, mà còn giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và tỷ lệ đột quỵ do bệnh tim.
5. Ăn mộc nhĩ, tiêu mỡ máu: Theo Trung y, mộc nhĩ có công dụng điều trị chứng cao mỡ máu.
Bên cạnh đó, loại nấm này còn sở hữu nhiều công dụng khác như chữa trị bệnh động mạch vành, khắc phục di chứng tai biến mạch máu não, giảm tình trạng máu đông nhiều…
6. Trà hoa cúc, hạ huyết áp: Theo Trung Y, hoa cúc vị ngọt, hơi đắng, tính mát, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm… thì còn sở hữu công năng hạ huyết áp vô cùng hiệu quả.
Uống một cốc trà hoa cúc mỗi ngày là lựa chọn lý tưởng để cải thiện sức khỏe cho những người mắc chứng huyết áp cao. (Ảnh: nguồn internet).
7. Ăn được ớt, giảm được cân: Để có được vị cay nồng đặc trưng, ớt sở hữu hàm lượng lớn chất capsaicin. Chất này được phát hiện có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy mỡ trong cơ thể.
8. Trà Ô Long, không sợ béo: Loại trà này được xem là phương pháp "giảm cân thần tốc" đối với những người ăn kiêng. Không chỉ sở hữu hàm lượng calo thấp, trà Ô Long còn giúp đốt chất béo hiệu quả và lành mạnh.
9. Muốn dáng đẹp, ăn khoai tây: Sở hữu chỉ 0,1% chất béo, khoai tây được xem là một trong những loại thực phẩm thanh đạm nhất. Ăn loại củ này mỗi ngày có thể làm giảm lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể.
10. Khí huyết hư, ăn trái vải: Loại quả này có tác dụng bổ huyết, ích khí, sinh tân, giải khát, đặc biệt tốt cho phái đẹp.
Tuy nhiên, vải có tính nóng, ăn nhiều dễ gây khô môi, mụn nhọt. Vì vậy, ta chỉ nên thưởng thức loại quả này ở một lượng vừa phải. (Ảnh: nguồn internet).
11. Ăn nho ngọt, tốt cho máu: Là "thần dược" dành cho người đang bị suy nhược, ốm yếu, nho thường được nhắc tới như một loại trái cây giàu năng lượng và tốt cho quá trình sản sinh máu.
12. Muốn đẹp da, ăn anh đào: Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, quả anh đào chứa nhiều beta carotene. Đây là loại vitamin đặc biệt, rất có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và làn da của chúng ta.
13. Thường ăn tảo, không thấy già: Người phương Đông coi tảo là một trong những loại "thuốc trường sinh" được tự nhiên ban tặng.
Loại thực vật này có chứa các chất kháng oxy hóa để ngăn chặn quá trình lão hóa, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời hạn chế bệnh tật và thúc đẩy hồi phục sức khỏe.
14. Canh yến mạch, sáng làn da: Yến mạch từ lâu đã nổi tiếng với công dụng làm đẹp "danh bất hư truyền" của mình. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi canh yến mạch có khả năng mang lại làn da sáng đẹp không tỳ vết.
15. Muốn da mịn, ăn mật ong: Với nhiều dưỡng chất cần thiết cho một làn da khỏe đẹp, mật ong có công dụng chống lão hóa, thanh lọc, giải đôc cơ thể, mang lại cho bạn một làn da căng mọng, mịn màng.
16. Canh củ cải, trị "vị" trướng: "Vị" là cách gọi của Trung Y dành cho dạ dày. Củ cải được nhắc tới như "thần dược" cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.
Khi bị đầy bụng, trướng bụng, dạ dày không khỏe, ta chỉ uống canh củ cải, hoặc dùng củ cải trắng giã lấy nước để điều trị.
17. Quả sơn tra, trị ho khan: Theo Trung Y, sơn tra vị chua, tính ngọt, ôn, có công dụng hóa đờm, giải độc, trị ho hiệu quả. Tuy nhiên, ăn nhiều sơn tra sẽ hao khí, hại răng, không thích hợp với những người gầy còm, hư nhược.
18. Ăn mướp đắng, "vị" hạ hỏa: Trung y cho rằng, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, không độc, sở hữu nhiều công dụng như tiêu viêm, hạ hỏa, thoát nhiệt… có lợi cho người bị nóng dạ dày.
19. Muốn tóc đẹp, ăn hạt vừng: Không chỉ giúp điều trị ho khan, táo bón, ung nhọt, suy nhược… hạt vừng còn có công dụng dưỡng nhan và đặc biệt tốt cho tóc.
Hạt vừng đen là một trong những bài thuốc hiệu nghiệm đến từ tự nhiên để điều trị tình trạng tóc bạc sớm. (Ảnh: nguồn internet).
20. Cần an thần, ăn táo nhân: Táo nhân là nhân hạt của quả táo chua (họ Táo ta), có tác dụng an thần, trị mất ngủ, giảm đau, chống co giật, hạ huyết áp.
21. Quả óc chó, giúp bổ não: Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, nhân quả óc chó có tác dụng bổ não, rất có lợi cho sự phát triển của não bộ.
Cụ thể axit béo Omega – 3 trong loại quả này giúp duy trì chất béo cấu trúc – loại chất chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ.
22. Ăn nhiều táo, ắt bổ thận: Táo có tính mát, lợi tiểu, giảm cholesterol, ngăn ngừa ung thư, chống viêm...Do đó, loại quả này đặc biệt tốt cho thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
23. Dưỡng sinh kinh, nhớ phải thanh: Cổ nhân có câu "dưỡng sinh quý ở dưỡng thần". Dưỡng sinh là động, dưỡng thần là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Nếu tâm an bình, bệnh tật ắt sẽ không thể chạm đến.
24. Thân thể tốt, hạnh phúc tới: Tương tự như quan niệm "có sức khỏe là có tất cả", Trung Y cũng tin rằng thân thể khỏe mạnh sẽ cho ta sự thư thái, vui vẻ, khoái lạc từ thể xác tới tâm hồn.
*Theo NTDTV