Những vấn đề của đạn pháo xe tăng Liên Xô và Nga trước xe tăng phương Tây
Trong những năm chiến tranh Lạnh, lực lượng xe tăng hùng mạnh đã tạo nên nền tảng sức mạnh quân sự có tính chất răn đe của Liên Xô. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh tại Vùng Vịnh năm 1991 đã khiến người ta phải nghi ngờ về ưu thế này.
Ngày 26/2/1991, đại đội trinh sát với thành phần gồm 9 chiếc xe tăng M1 “Abrams” và 12 xe chiến đấu “Bradley” của liên quân Anh - Mỹ đã vấp phải đội xe tăng T-72 của Iraq thuộc sư đoàn tinh nhuệ của Vệ binh cộng hoà.
Sau 23 phút giao chiến ác liệt, đại đội trinh sát đã tiêu diệt 37 chiếc xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất mà không chịu bất cứ thiệt hại nào.
Kết cục của trận giao tranh này rõ ràng không phải là kết quả do công tác huấn luyện chiến đấu của người Mỹ, bởi vì các lính xe tăng Iraq đã nhiều lần bắn trúng “Abrams” nhưng đạn của họ đã không thể xuyên phá được lớp giáp phía trước của M1.
Những người hâm mộ xe tăng của người Nga đã biện minh rằng Liên Xô chưa từng cung cấp cho Iraq những loại đạn xuyên giáp 125mm hiện đại nhất sử dụng lõi volfram cứng hoặc uranium nghèo để tăng khả năng xuyên phá.
Một chiếc Abrams M1A1 trong chiến tranh tại Iraq năm 2003.
Nỗ lực nghiên cứu sản xuất đạn và pháo của người Nga sau khi Liên Xô tan rã
Hiện nay, T-72 vẫn là lực lượng chủ lực đóng vai trò nòng cốt trong các mũi cơ giới của Lục quân Nga và được bổ sung thêm bằng các xe tăng T-80 với động cơ tuốc bin khí và 400 xe tăng T-90 hiện đại nhất.
Trên tất cả những xe tăng này đều lắp pháo nòng trơn 125mm 2A46 với máy nạp đạn tự động kiểu “ổ xoay”, thay thế cho một người nạp đạn trong tổ lái.
Trong các xe tăng có sử dụng nhiều loại đạn, bao gồm đạn phá nổ để tiêu diệt bộ binh và các phương tiện vận tải hạng nhẹ và đạn chống tăng nổ lõm.
Các xe tăng Nga cũng có thể triển khai phóng các tên lửa điều khiển từ pháo. Những tên lửa này cũng có loại đầu đạn nổ lõm. Quả tên lửa bay chậm hơn đạn pháo, nhưng nó tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách chính xác hơn.
Nhưng các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại có lớp chống đạn bằng vật liệu đa dạng, mà thỉnh thoảng tích hợp với tổ hợp phòng vệ chủ động.
Tổ hợp này đặc biệt hiệu quả khi chống lại các loại đạn nổ lõm. Như vậy, loại đạn phù hợp hơn cả để chống lại các xe tăng vẫn là đạn xuyên có guốc giảm cỡ nòng ổn định cánh đuôi (AFPSDS).
Cánh đuôi của AFPSDS có thể đặt hơi chéo, làm đạn quay chậm để bù các sai số chế tạo, đường đạn tốt hơn. Đây là đạn thanh xuyên chính được dùng hiện nay. Đạn cũng được bắn từ nòng xoắn, lõi cứng quay được trong guốc, nên không quay khi đi trong nòng.
Khả năng xuyên phá có thể tăng lên nhờ gia tăng vận tốc của đạn (thông thường bằng cách kéo dài nòng súng).
Một cách khác là tăng khối lượng thông qua việc tăng thêm đường kính của đạn (mặc dù điều này rất khó bởi vì nó khiến trọng lượng tăng đáng kể), kéo dài lõi xuyên phá hoặc tăng độ đặc của kim loại.
Sau khi Liên Xô tan rã, các kỹ sư người Nga tiếp tục chế tạo những loại đạn hoàn thiện hơn. Nhưng độ dày hiệu quả của lớp chống đạn phía trước trên các xe tăng phương Tây cũng tăng lên 50%.
Hiện nay, các xe tăng “Abrams”, “Leopard-2” và “Challenger-2” có lớp chống đạn phía trước tương đương 800mm của lớp giáp đồng nhất.
Loại đạn xuyên giáp tốt nhất của Nga phù hợp với pháo 2A46M là 3BM59 “Svinetz-1” và 3BM60 “Svinetz-2” làm bằng volfram và uranium nghèo tương ứng. Chúng có thể xuyên phá lớp giáp dày 650-750mm, dưới góc nghiêng 60 độ, từ khoảng cách 2km.
Đạn APFSDS-T 3BM59 “Svinetz-1” 125mm có lõi bằng Vonfram.
Hoàn toàn có thể thấy rõ rằng, những loại đạn của Nga rất yếu trước lớp thiết giáp của phương Tây, mặc dù không hẳn là vô vọng.
Chúng vẫn có thể xuyên phá được lớp chống đạn ở khoảng cách gần hoặc khi bắn trúng phần giáp bên hông hoặc đằng sau của chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực.
Lính xe tăng Nga cũng sẽ gặp phải những thách thức đáng gờm khác, đặc biệt là việc các xe tăng của phương Tây được trang bị kính ngắm và hệ thống điều khiển hoả lực tốt hơn.
Về sự sẵn sàng đưa “Svinetz” vào sản xuất hàng loạt đã được nói tới vào khoảng giai đoạn 2002-2005, tuy nhiên bằng chứng của điều này chỉ mới xuất hiện vào năm 2016 - điều chứng tỏ về sự thiếu hụt nguồn lực tài chính bố trí cho các chương trình quốc phòng của Nga.
Một trong những vấn đề đó là lõi của các loại đạn này có chiều dài 740mm, còn máy nạp đạn tự động trên T-72 và T-80 chỉ có thể tiếp nhận loại đạn với chiều dài không quá 640mm.
Vì thế, trên các xe tăng cải tiến, người ta phải lắp đặt khẩu pháo 2A46M-5 và máy nạp đạn tự động M-4 mới.
Bên cạnh đó, các kỹ sư Nga đã bắt tay vào việc thiết kế khẩu pháo 152mm mới cỡ lớn 2A83, mà dự kiến sẽ trang bị cho chiếc xe tăng thế hệ mới T-14 Armata đang ở trong giai đoạn thiết kế vào thời điểm đó, cũng như khẩu pháo hoàn thiện 125mm 2A82, mà sẽ lắp đặt cho các xe tăng T-72 và T-90.
Một nguyên mẫu pháo 2A83 gắn trên khung gầm của một chiếc T-72 trong quá trình thử nghiệm.
Vào năm 2003, 3 nguyên mẫu 2A82 đã được chế tạo và hoàn thành các hoạt động bắn thử - hơn 1200 lần bắn đã được thực hiện.
Khẩu pháo này đã tạo được áp suất cho các viên đạn bắn ra lớn hơn 20% so với khẩu pháo 120mm của các xe tăng Đức “Leopard-2”, nhờ đó vận tốc xuất phát của đạn pháo tăng lên cùng với khả năng xuyên phá và độ chính xác.
Khẩu pháo 2A82 có thể thực hiện bắn đạn AFPSDS 3BM69 “Vacuum-1” và 3BM70 “Vacuum-2” (làm bằng volfram và uranium nghèo) với chiều dài lên tới 900mm.
Theo thông tin hiện có, vận tốc của chúng tương đương 2km/s, và với khoảng cách này viên đạn có thể xuyên thủng lớp bọc thép dày 900-1000mm khi mang năng lượng 15MJ.
Nếu đúng như thế, có nghĩa là đạn xe tăng của Nga chắc chắn sẽ bắn hạ được các xe tăng của phương Tây ở khoảng cách trung bình.
Nga đã triển khai pháo và đạn lên xe tăng để khuất phục các đối thủ phương Tây hay chưa?
Đến năm 2010, các kỹ sư Nga đã đi đến kết luận rằng khẩu pháo 2A83 quá lớn, và quyết định lắp đặt cho Armata khẩu pháo 2A82, mặc dù điều này chỉ được chính thức công bố đó sau vài năm.
Moscow cũng tuyên bố hoành tráng rằng đến năm 2020 sẽ mua khoảng 2100 xe tăng Armata. Nhưng cuối cùng đã xác định rằng, đến thời điểm đó Nga sẽ chỉ mua được hơn 100 chiếc T-14 mà thôi.
Theo như blogger Alexei Khlopotov (Nga) chuyên về đề tài quân sự viết, đơn đặt hàng khẩu pháo 2A82 cho thấy quân đội Nga có ít xe tăng Armata đến mức nào.
Ban đầu, để trang bị cho các xe tăng T-14 tiền sản xuất hàng loạt, người ta đã mua 13 khẩu 2A82-M1. Thêm 24 khẩu nữa được mua vào tháng 12/2017, nhờ đó một tiểu đoàn T-14 đã được thành lập gồm 36 cỗ máy.
Xe tăng T-14 cùng với pháo 2A82 125mm.
Tốc độ mua sắm T-14 như rùa bò đã chỉ ra rằng, 2000 chiếc T-72 và 800 chiếc T-80 của Nga sẽ còn phục vụ rất lâu trong các đơn vị của quân đội Nga.
Vào năm 2017, các phương tiện truyền thông quân sự Nga đã thông báo rằng, Mosow dự định nâng cấp các xe tăng T-90, khi trang bị cho nó những thiết bị kỹ thuật của Armata, gồm cả khẩu pháo 2A82.
Vào năm 2019 đã bắt đầu hoạt động thử nghiệm T-90M nâng cấp với hệ thống điều khiển hoả lực “Kalina” có thể tự động theo dõi mục tiêu, hệ thống phòng vệ tích cực được cải tiến, và có thể, cả tổ hợp phòng vệ chủ động.
Nhưng lại không thấy có khẩu pháo 2A82 với khả năng sử dụng được đạn "Vacuum".
Trong một bài viết khác của mình, blogger Khlopotov đã tiết lộ bản chất của vấn đề.
Các kỹ sư Nga đã không thể tìm được phương án tiết kiệm chi phí để lắp đặt lên tháp pháo xe tăng cũ vốn đã chật chội hệ thống nạp đạn tự động cho đạn “Vacuum” có chiều dài tới gần 1m.
Vào đầu thập niên 2000, nhà máy Omsk đã nghiên cứu khả năng chế tạo máy nạp đạn 2 cấp, với cơ chế đầu đạn và vỏ đạn được bố trí tách rời. Nhưng muốn lắp đặt hệ thống mới này thì cần phải kéo dài khung sườn của chiếc xe tăng và cả bánh xích.
Nhưng các kỹ sư đã nghĩ ra một phương án khá thành công hơn: loại bỏ mỗi bên tháp pháo của T-72 và T-80 lớp chống đạn dày khoảng 80mm để có thể bố trí được máy nạp đạn tự động kích thước lớn hơn. Để bù lại, các kỹ sư định bổ sung lớp giáp ở phía bên ngoài.
Phương pháp nâng cấp này được sử dụng trên các mẫu xe tăng thử nghiệm đặc biệt T-72 và T-90, có trang bị khẩu pháo 2A82.
Tuy nhiên, blogger Khlopotov cho biết:
“2A82 sẽ không được lắp đặt trên các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M của quân đội Nga. Đơn giản là do ngành công nghiệp của Nga không có khả năng sản xuất được khẩu pháo này”.
Vấn đề blogger muốn đề cập tới chính là sự bất ổn trong ngành công nghiệp luyện kim của Nga.
Có thể nói Nga đã chế tạo được AFPSDS với khả năng đe doạ các xe tăng của phương Tây, nhưng chỉ số ít các xe tăng T-14 hiện có trong quân đội Nga có thể sử dụng chúng.
Tuyên bố của những người lạc quan về việc khẩu pháo 2A82 có thể được lắp đặt số lượng lớn trên các xe tăng T-90 và T-72 cũ vẫn chưa được chứng minh trên thực tế.