Hiện nay có hai phong cách giáo dục con được các bậc cha mẹ quan tâm là: Phong cách giáo dục nhẹ nhàng (Gentle parenting) và Phong cách giáo dục uy quyền (Responsive parenting).
Nếu bạn là một bậc cha mẹ có phong cách giáo dục nhẹ nhàng, bạn luôn đánh giá cao cảm xúc của con và không quá quan tâm đến kết quả. Nếu bạn là bậc cha mẹ có uy quyền, bạn sẽ đặt ra những ranh giới cứng rắn và tập trung vào việc tuân theo các quy tắc đã đặt ra.
Trên thực tế, việc nuôi dạy con cái chỉ đạt hiệu quả cao nhất nếu bạn biết cách kết hợp các phong cách lại với nhau, Mona Delahooke, tác giả cuốn sách Brain-Body Parenting: How to Stop Managing Behavior and Start Raising Joyful, Resilient Kids (Tạm dịch: Nuôi dạy con cái bằng trí não - cơ thể: Cách ngừng quản lý hành vi và bắt đầu nuôi dạy những đứa trẻ vui vẻ, kiên cường) cho hay.
Ảnh minh họa
Delahooke, một nhà tâm lý học trẻ em, cho biết: "Sự cường điệu xung quanh các phong cách nuôi dạy con cái đã khiến chúng ta không còn nghĩ đến câu hỏi quan trọng: 'Con tôi cần gì vào thời điểm này?'".
Trong một số trường hợp, con bạn sẽ cần sự an toàn về mặt cảm xúc, và ở một thời điểm khác, chúng sẽ cần sự hướng dẫn cứng rắn hơn từ phụ huynh. Delahooke nói: "Lòng tốt và sự kiên định không phải là dầu và nước - không bao giờ hòa tan được vào nhau, mà chúng hoàn toàn có thể phối trộn cùng nhau".
Làm thế nào để vừa trở thành cha mẹ "dịu dàng" và "có thẩm quyền"?
Delahooke nói, không có nghiên cứu nào đủ "phức tạp" để trả lời câu hỏi "phong cách nuôi dạy con cái nào là tốt nhất". Thay vào đó, cha mẹ nên tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của con mình. Điều này sẽ giống như sự kết hợp giữa cách nuôi dạy con cái nhẹ nhàng, nhạy bén và có thẩm quyền lại với nhau.
"Chúng ta không cần phải khắc nghiệt hay tàn nhẫn, nhưng chúng ta có thể duy trì những ranh giới không thể thương lượng đó", Delahooke chia sẻ.
Giả sử con bạn đang cảm thấy khó chịu vì bạn sắp có một buổi tối hẹn hò mà không có con đi cùng. Đây là cách Delahooke sẽ tiếp cận tình huống này:
1. Giúp con xử lý cảm xúc. Thay vì cứ thế bỏ đi hoặc khiển trách con về phản ứng của mình, cha mẹ nên dành vài phút để điều chỉnh cảm xúc. Thông qua giọng nói, nét mặt và cảm xúc, hãy thể hiện rằng cha mẹ đang rất nhẹ nhàng và quan tâm đến con.
2. Trao quyền: Hãy ngồi xuống với người sẽ chăm sóc con sau khi cha mẹ đi vắng và chỉ cho họ cách phối hợp điều chỉnh sau khi bạn ra khỏi nhà.
3. Vẫn đi hẹn hò. Bạn có thể mất thêm vài phút để chỉ cho con thấy lỗi sai của mình nhưng hành động cuối cùng của bạn giúp xây dựng khả năng phục hồi ở trẻ thông qua phương pháp tiếp cận kết hợp.
Ảnh minh họa
Một ví dụ khác là cha mẹ hoàn toàn có thể tỏ lòng đồng cảm với việc trẻ gặp khó khăn khi ra khỏi giường vào buổi sáng bằng cách nói: "Mẹ biết buổi sáng thật khó khăn và con mệt mỏi”. Tiếp đến, phụ huynh có thể thiết lập ranh giới và giới hạn, đồng thời mang lại sự an toàn về mặt cảm xúc cho con, ví dụ đưa ra một thời điểm cụ thể để con ra khỏi giườn, như "Con có thể nằm thêm 5 phút", "Đúng 7h15 con sẽ ngồi ở bàn ăn sáng nhé"...
Theo CNBC