2 tàu sân bay, 20 F-35B: Nhật Bản muốn "đánh đòn phủ đầu" 6 tàu sân bay Trung Quốc?

Hoài Giang |

Nỗ lực nâng cấp tàu sân bay (TSB) của Nhật Bản sẽ chỉ là "trứng chọi đá" khi Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện 4 TSB hạt nhân để có thể sở hữu số lượng 6 chiếc vào năm 2035.

Người Nhật vẫn còn tranh cãi về Tàu sân bay lớp Izumo

Một số người Nhật hiện tại đang đặt cho mình câu hỏi về các Tàu sân bay mới: Chúng ta sẽ làm được gì với chúng?

Bản thân các quan chức Nhật Bản cho tới nay đã trở nên bối rối về cách gọi của 2 tàu chiến thuộc lớp Izumo. Có vẻ như chúng là các là khu trục hạm trực thăng, nhưng những tàu chiến 27.000 tấn (đầy tải) này trông giống như những tàu sân bay hạng nhẹ.

2 tàu sân bay, 20 F-35B: Nhật Bản muốn đánh đòn phủ đầu 6 tàu sân bay Trung Quốc? - Ảnh 1.

DDH-183 Izumo và DDH-184 Kaga là hai Khu trục hạm trực thăng sẽ được nâng cấp để có thể trở thành Tàu sân bay và là nơi cất cánh của F-35B.

Vấn đề quan trọng nhất đối với Nhật Bản là hiến pháp của họ sau Thế chiến thứ 2 cấm Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) sở hữu các vũ khí tấn công chiến lược như Tàu sân bay.

Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã thông qua việc nâng cấp để các khu trục hạm trực thăng này trở thành tàu sân bay và có thể là nơi cất cánh của ít nhất 10 chiếc F-35B (biến thể hải quân của tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ) vào năm 2018.

Nhưng việc sở hữu tàu sân bay và hệ thống hóa các nhiệm vụ được xác định cho chúng là hai việc không tương đồng với nhau đối với Nhật Bản.

Theo tờ Japan Times, các nhà lập pháp Nhật Bản đang trở nên rối bời với các câu hỏi về việc nâng cấp của Izumo có còn nằm trong giới hạn của chính sách phòng thủ hòa bình của Nhật Bản hay không.

2 tàu sân bay, 20 F-35B: Nhật Bản muốn đánh đòn phủ đầu 6 tàu sân bay Trung Quốc? - Ảnh 2.

Một kịch bản phòng thủ sử dụng Tàu sân bay lớp Izumo là nơi "trung chuyển" cho F-35B xuất kích để bảo vệ Khu trục hạm tên lửa Aegis thuộc lớp Arleigh Burke.

Và quan trọng nhất là họ thiếu sự đồng thuận về vai trò chính xác của các tàu sân bay trước áp lực của Hải quân Trung Quốc. Một số quan chức quốc phòng Nhật Bản tiết lộ với Japan Times như sau:

"Nhật Bản muốn tái sở hữu các tàu sân bay vì áp lực quân sự ngày càng tăng. Chúng tôi sẽ không công khai tên quốc gia này, nhưng thực tế là hải quân Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào Thái Bình Dương bằng cách đi qua eo biển Miyako. Họ đã hoạt động ngày càng trở nên tích cực (ở Thái Bình Dương) trong vòng 5 năm qua".

Một số chính trị gia Nhật Bản và cựu chỉ huy quân sự lo ngại rằng tàu sân bay sẽ từng bước đưa người Nhật trở lại việc theo đuổi các chính sách xâm lược như trước Thế chiến.

F-35B có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng trên các Khu trục hạm trực thăng.

Tương quan lực lượng Hải quân Nhật-Trung: 2 Tàu sân bay lớp Izumo và máy bay tàng hình F-35B chỉ như "trứng chọi đá"

Ngay cả các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng và các cựu sĩ quan MSDF (Lực lượng phòng vệ hàng hải) cũng bối rối về các mục tiêu hoạt động của tàu sân bay lớp Izumo.

Liệu các tàu sân bay lớp Izumo có thực sự được triển khai cho các hoạt động chiến đấu hay không, hay mục tiêu chủ yếu là thể hiện năng lực quân sự (hạn chế) của Nhật Bản.

Câu hỏi đặt ra theo sau tranh cãi về hiến pháp là: Tàu sân bay Izumo và các máy bay tàng hình F-35B thì Nhật Bản có thể thực hiện một cuộc tấn công phủ đầu từ trên biển?

Tuy nhiên, định nghĩa "tấn công phủ đầu" áp dụng với trường hợp này sẽ là một cuộc tấn công của 2 Tàu sân bay nhỏ với 20 máy bay F-35B là điều gây tranh cãi.

Thông thường, để các tàu sân bay hoạt động một cách hiệu quả đòi hỏi Hải quân nước sở hữu phải có ít nhất là 3 tàu sân bay ở chế độ "tích cực". Một quan chức cấp cao của JSDF bình luận:

Hải quân Hoa Kỳ đã gây ra một làn sóng chỉ trích vào tháng 2/2019 khi có tin đồn họ đang xem xét "khai tử" tàu sân bay USS Harry S. Truman, điều này sẽ làm giảm lực lượng tàu sân bay "tích cực" của Mỹ từ 11 xuống còn 10.

Nhưng ngay cả khi có đủ 11 tàu sân bay (Lầu Năm Góc thì tuyên bố rằng 12 mới là con số "đủ"), Hải quân Hoa Kỳ vẫn sẽ phải "chạy đôn chạy đáo" để giữ các tàu sân bay hoạt động trên toàn thế giới trong khi vẫn đảm bảo đủ thời gian để bảo trì và nghỉ ngơi cho thủy thủ đoàn.

Phó đô đốc MSDF (đã nghỉ hưu) Toshiyuki Ito ước tính Nhật Bản sẽ cần ít nhất 4 Tàu sân bay:

"Nếu Nhật Bản chỉ có 2 tàu sân bay, chúng ta chỉ có thể sử dụng chúng cho việc huấn luyện cất cánh và hạ cánh. Vì vậy, kế hoạch này (nâng cấp 2 tàu lớp Izumo) không có ý nghĩa đối với các sĩ quan MSDF.

Một vấn đề quan trọng với các tàu sân bay thuộc lớp Izumo là mỗi chiếc chỉ có thể mang theo khoảng 10 F-35B.

Con số này quá nhỏ bé nếu so sánh với các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ (85-90 máy bay cánh cố định và trực thăng) hay tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (50 máy bay).

2 tàu sân bay, 20 F-35B: Nhật Bản muốn đánh đòn phủ đầu 6 tàu sân bay Trung Quốc? - Ảnh 5.

Tàu sân bay Mỹ lớp Nimitz bên cạnh các Khu trục hạm trực thăng Nhật Bản (lớp Izumo và Hyuga).

Số lượng này chỉ có thể đủ cho các hoạt động gìn giữ hòa bình. Tất nhiên là chỉ khi việc tàu sân bay ra nước ngoài được chấp nhận về mặt chính trị là để bảo vệ các tàu của Nhật Bản.

Nhưng số lượng F-35B này không thể đủ để hỗ trợ hỏa lực cho Lực lượng đặc nhiệm hải quân Nhật Bản, hay bảo vệ các hòn đảo đang tranh chấp trước lực lượng hải quân và không quân đang phát triển với cấp số nhân của Trung Quốc.

Ngoài 2 tàu sân bay Izumo đang được nâng cấp (DDH-183 Izumo và DDH-184 Kaga) Nhật Bản còn có 2 Khu trục hạm trực thăng 19.000 tấn (đầy tải) khác thuộc lớp Hyuga (DDH-181 Hyuga và DDH-182 Ise) hoàn toàn có thể nâng cấp trở thành Tàu sân bay.

Trong trường hợp xung đột leo thang, Nhật Bản có thể nâng cấp 2 chiếc thuộc lớp Hyuga trở thành tàu sân bay và đưa con số Tàu sân bay lên 4 và có thể hỗ trợ cất cánh cho 40 chiếc F-35B.

Nhưng có thể các nỗ lực nâng cấp tàu sân bay của Nhật Bản sẽ là "Trứng chọi đá" khi Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện 4 tàu sân bay hạt nhân để có thể sở hữu số lượng tàu sân bay "tích cực" là 6 chiếc vào năm 2035.

Một sự kiện "tồi tệ" hơn nữa là chiếc F-35A của JSDF bị rơi tại vùng biển tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản vào ngày 9/4 đã ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng và trang bị loại máy bay tàng hình này của Nhật Bản.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya được cho là đã ra lệnh ngừng toàn bộ hoạt động của 12 chiếc F-35A cho tới khi tìm ra nguyên nhân gây tai nạn.

Video của Tân Hoa Xã về máy bay J-15 và tàu sân bay của Trung Quốc ngày 12/4

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại