Có người nói "già không nên đọc Tam Quốc", đó là bởi âm mưu quỷ kế trong "Tam Quốc" quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người già, nhưng cũng có nhiều người cho rằng bước vào độ tuổi trung lão niên họ mới thực đọc và hiểu được "Tam Quốc", đặc biệt là nhân vật Lưu Bị.
Lưu Bị xuất thân bình thường, dù thời trẻ chí lớn nhưng cuộc đời lại lắm gian truân, qua 40 tuổi mà vẫn không hiện thực được khát vọng thành công, sống cảnh ăn nhờ ở đậu, ông đã từng khóc lóc rất bi thương nhưng vẫn bông đùa: "Năm này qua tháng khác, đùi lại thêm mỡ rồi", đây là lời có một người chí lớn từ khi còn nhỏ, mặc dù liên tiếp phải nhận thật bại hết lần này đến lần khác nhưng vẫn kiên trì không bao giờ từ bỏ.
Chân dung Lã Bố.
Vì xuất thân bình thường của mình mà Lưu Bị trong giai đoạn bắt đầu không có địa bàn riêng, nhưng tiếng lành đồn xa, sự nhân nghĩa của ông khiến rất nhiều người hết sức tôn sùng, thậm chí còn muốn tặng địa bàn của mình cho ông.
Năm 195, Đào Khiêm, châu mục Từ Châu trước khi qua đời đã để lại di ngôn, tặng Từ Châu cho Lưu Bị, đây cũng chính là căn cứ địa đầu tiên trong cuộc đời của ông.
Từ Châu trước giờ luôn là trọng địa chiến lược, hơn nữa sản vật phong phú, Lưu Bị sau khi có được địa bàn này, nếu biết cách cai quản, việc nên nghiệp lớn không phải là không thể.
Nhưng ông lại nhẹ dạ tin tưởng của Lã Bố, dẫn đến việc dẫn sói vào hang, năm 196, Lã Bố quay ra đánh úp Lưu Bị, nhẹ nhàng chiếm được Từ Châu, Trương Phi và các tướng lĩnh khác bị đánh bại, vợ con Lưu Bị cũng bị bắt đi, ông lại một lần nữa đi nương nhờ người khác để tồn tại.
Nếu Lưu Bị không cả tin Lã Bố, rước sói vào hang vậy thì ông sớm đã trở thành chư hầu một phương, có một khoảng thời gian lý tưởng để phát triển chứ không đến nỗi phải nương nhờ Tào Tháo rồi Lưu Biểu..., không cách nào phát triển được lực lượng riêng, tốc độ phát triển cũng bị trì hoãn nghiêm trọng.
Chân dung Quan Vũ.
Sau khi vào được đất Thục, Lưu Bị giao việc vô cùng quan trọng là trấn giữ Kinh Châu cho người anh em tốt của mình là Quan Vũ, sau này, sự thật đã chứng minh ông đã nhìn nhầm người huynh đệ này.
Mặc dù Lưu Bị cảm thấy "đệ làm việc, ta yên tâm", nhưng biểu hiện của Quan Vũ quả thực đã làm ông thất vọng.
Quan Vũ mặc dù một lòng trung thành với Lưu Bị, võ nghệ cũng thuộc hàng cao cường, còn đọc rất nhiều binh pháp "Xuân Thu", trông thì có vẻ rất thích hợp để là người trấn thủ một phương nhưng Quãn Vũ lại có một nhược điểm chí mạng đó là ngạo mạn.
Quan Vũ tuy rất yêu mến tầng lớp trung sĩ, nhưng lại rất coi thường các sĩ phu, khi ông đang đắc thế, những tướng sĩ từng bị ông sỉ nhục không dám làm gì, nhưng đợi tới khi Quan Vũ gặp bất lợi trên chiến trường, các tướng lĩnh đó quyết định tạo phản, bản thân Quan Vũ bị giết, vùng đất Kinh Châu quan trọng của Thục Hán cũng bị mất theo.
Lưu Bị không chỉ mất đi một đại tướng mà còn mất đi một vùng căn cứ địa quan trọng, vì vậy mà nhất thời tức giận, dồn hết tài sản quốc gia đi thảo phạt Đông Ngô, để rồi đại bại trong trận Di Lăng, tổn thất nghiêm trọng.
Nếu không có trận Di Lăng quá hao tốn quốc lực thì những trận Bắc phạt sau đó của Gia Cát Lượng đã có khả năng để thành công. Chính bởi nhìn nhầm Quan Vũ mà Lưu Bị đã làm mất đi một phần khả năng thống nhất Trung Nguyên.