Trả lời phỏng vấn với trang Business Insider, một nhân viên từng làm việc 2 năm tại Starbucks đã tiết lộ vô vàn điều thú vị xoay quanh thương hiệu đồ uống đình đám này. Đó là trải nghiệm quý báu không phải ai cũng được thử, đặc biệt chính nơi đây đã hình thành nhiều phẩm chất của một người lao động mẫu mực.
Cùng đi tìm hiểu xem điều gì ẩn đằng sau môi trường làm việc của Starbucks nhé!
Nhân viên hoàn toàn có thể mặc quần áo tự do để làm việc
"Khi tôi làm việc tại Starbucks, đồng phục bắt buộc duy nhất hàng ngày là tạo dề và thẻ tên. Còn quần áo thì miễn là màu trung tính, tối một chút, áo tay dài, giày kín không cao gót.
Trong một số lần, tôi đã mặc quần short đi làm, thậm chí đồng nghiệp của tôi còn diện váy xúng xính. Ở nơi này quần áo bị cấm kỵ là kiểu quá khêu gợi, phản cảm hoặc loè loẹt, sáng màu. Tôi rất thích điều này ở Starbucks bởi trong khi nhiều người bạn bán hàng các nhãn khác luôn phải lo lắng giặt sạch đồng phục thì tôi có thể thoải mái lựa chọn trang phục đi làm.
Thêm vào đó, Starbucks cũng không có nhiều ý kiến nếu nhân viên nhuộm tóc hoặc xăm mình (trừ những hình xăm mang tính công kích, nội dung tiêu cực)."
Bị cấm làm việc nếu không có chiếc tạp dề sạch sẽ và thẻ tên
Như đã nói ở trên, đồng phục bắt buộc ở Starbucks là tạp dề và thẻ tên. Thẻ tên là thứ để phân biệt chức danh của nhau, cũng là giúp cho khách hàng có thể chỉ đích danh ai đó phục vụ mình. Mặt khác, sẽ chẳng một ai muốn uống đồ ở Starbucks nếu nhân viên pha chế đeo chiếc tạp dề bẩn, đầy vết ố...
"Trong thời gian làm giám sát viên, tôi đã thực thi quy tắc này. Bất cứ nhân viên nào đeo tạp dề bẩn hay thiếu thẻ tên đều sẽ không được chấm công. Thậm chí còn phải về nhà, chuẩn bị kỹ lưỡng trang phục rồi mới đủ tư cách đến chỗ làm."
Không có một loại "menu bí mật" nào nhưng nhân viên pha chế có thể tuỳ hứng làm theo yêu cầu của khách
Mỗi loại đồ uống ghi trên menu của Starbucks đều có công thức cụ thể, từ lượng đường, kem, đá... tuy nhiên mọi thứ đều có thể thay đổi đôi chút phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng.
Thi thoảng sẽ có một số vị khách khắt khe, muốn thêm chút siro, hoặc giảm đường, hay mix các loại đồ uống lại. Chỉ cần bạn nói công thức cho nhân viên pha chế thì họ cũng sẽ sẵn lòng làm giúp. Đây là một điều khiến barista của Starbucks rất được lòng khách hàng.
Nhân viên được hướng dẫn để viết sai tên khách hàng
Thực chất đây là một chiêu trò Marketing đầy thú vị của hãng Starbucks. Trên đồ uống của mỗi người sẽ ghi kèm tên của khách đó. Tất nhiên khả năng nghe hiểu, viết chữ của nhân viên Starbucks không hề có vấn đề gì. Nhưng họ vẫn sẽ "cố tình" viết sai tên của bạn.
Chẳng "Minh" sẽ thành "Min", "Châu" sẽ thành "Chou". Hãng đồ uống này tin rằng khách hàng sẽ thấy thú vị với sự nhầm nhọt của nhân viên và chụp ảnh đăng lên MXH. Thế là tự nhiên thương hiệu của họ được quảng bá mà chẳng cần mất một xu nào.
Nhân viên sẽ không được đuổi khách đi nếu người đó không mua đồ
Đôi khi có một số người buồn đi vệ sinh nhưng chẳng có nơi để giải quyết, họ sẽ tìm đến WC của Starbucks.
Hãng này luôn muốn mọi người cảm thấy nơi đây như ngôi nhà thứ hai của mình, và sẽ chào đón bạn kể cả khi bạn không mua đồ mà chỉ "giải quyết nhu cầu". Tuy nhiên với khách hàng quá thô lỗ và có hành vi phá phách, nhân viên vẫn có quyền mời kẻ đó ra ngoài.
Đơn hàng online luôn được ưu tiên hơn đơn trực tiếp
Khách hàng như thượng đế, nhất là với ai đang đứng trước mặt mình. Tuy nhiên, hãng Starbucks vẫn ưu tiên làm đồ uống cho người đặt qua điện thoại. Đơn giản bởi vì order qua ứng dụng sẽ được thiết kế để khách lấy luôn khi đặt chân đến cửa hàng. Vì thế, với những khách hàng có việc bận, cần đi gấp thì hãy đặt qua điện thoại trước.
Nhân viên buộc phải thuộc hết công thức pha chế nếu muốn đứng tại quầy chính
"Đúng, bạn không nghe nhầm đâu! Sẽ không một người nào được đảm nhiệm pha chế nếu như anh ta chưa biết công thức pha đường, đá, kem, sữa...
Dù lượng đồ uống khổng lồ, cộng thêm mỗi mùa Starbucks sẽ cho ra nhiều đồ uống mới thì nhân viên vẫn phải học thuộc công thức để thao tác chuyên nghiệp, nhanh nhẹn hơn. Đôi khi, nếu chẳng may có quên một chút thì tiền bối sẽ giúp sức hoàn thành đồ uống đem tới khách hàng.
Quả thực, Starbucks là một môi trường lý tưởng để làm việc!"