Làm sao để dinh dưỡng không biến thành nguy cơ ung thư là điều mà tất cả chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời. Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều đồng ý rằng rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa... là loại thực phẩm có khả năng chống ung thư mạnh nhất.
Trong đó, cá là một trong những món ăn lành mạnh được khuyên dùng. Dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não bộ.
Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng tốt cho cơ thể. Có 2 loại cá dưới đây đã được nhiều chuyên gia sức khỏe, trong đó có Tổ chức Y tế thế giới WHO lên tiếng cảnh cáo về nguy cơ gây ung thư.
Không phải loại cá nào cũng tốt cho cơ thể.
1. Cá muối khô: Tăng nguy cơ ung thư vòm họng
Vào năm 2012, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) - một bộ phận của WHO đã bổ sung cá muối khô vào nhóm chất gây ung thư số 1. Nguyên nhân chủ yếu là vì cá muối là sản phẩm nồng độ muối cao và giàu nitrite. Khi đi vào cơ thể, nitrite có thể phản ứng với protein amin tạo thành nitrosamine, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân chủ yếu là vì cá muối là sản phẩm nồng độ muối cao và giàu nitrite.
Theo Tân Hoa Xã, một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ em thường xuyên ăn cá muối trước 10 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng khi trưởng thành cao hơn người bình thường.
Tân Hoa Xã cũng đưa ra khuyến cáo: Mọi người nên hạn chế ăn cá muối vì dù sao chúng cũng chứa nhiều natri, tốt nhất nên lựa chọn các loại cá tươi.
2. Cá sống: Coi chừng ngộ độc, nhiễm khuẩn
Sushi cá sống, gỏi cá sống... là một món ăn được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia Châu Á. Nhiều người đánh giá cá sống có vị ngon ngọt, giòn dai hơn. Đồng thời, chúng cũng giàu acid béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, món cá sống tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt dễ gây ngộ độc và nhiễm khuẩn như:
- Nhiễm độc thủy ngân:
Rủi ro đầu tiên cần bàn đến khi ăn cá sống đó chính là nhiễm độc thủy ngân.
Thông thường, các loại cá to, cá biển sâu và cá sống lâu năm thường có hàm lượng thủy ngân cao hơn. Nếu chúng ta tiêu thụ một lượng nhỏ thủy ngân, cơ thể sẽ không có quá nhiều phản ứng bất lợi, nhưng thủy ngân có thể tích tụ trong cơ thể người, tiêu thụ lâu dài có nguy cơ ngộ độc thủy ngân.
Ngộ độc thủy ngân không chỉ làm tổn thương niêm mạc miệng mà còn có tác động làm ăn mòn đến đường tiêu hóa, thận và mao mạch. Khiến trẻ em cũng có thể gây tổn thương não.
- Nhiễm vi khuẩn Salmonella
Theo CDC, salmonella là một loại vi khuẩn thường gây ngộ độc, ước tính loại vi khuẩn này có thể gây ra 1 triệu ca bệnh do thực phẩm mỗi năm ở Hoa Kỳ. Chúng ta thường biết đến vi khuẩn Salmonella trong gia cầm, trứng... nhưng theo CDC, loại vi khuẩn nguy hiểm này còn có thể tìm thấy trong cá ngừ sống, vì vậy mọi người cần thận trọng khi ăn.
- Nhiễm sán dây
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Các bệnh truyền nhiễm mới" của CDC đã khuyến cáo rằng cá hồi hoang dã được đánh bắt ở vùng biển băng giá của Alaska đã bị nhiễm một loại sán dây Nhật Bản có tên Diphyllobothrium nihonkaiense. Diphyllobothrium là một trong những loài sán dây phổ biến nhất - và lớn nhất - có thể cư trú trong bụng người.
Theo CDC, chúng có thể dài tới 30 feet (9,1m). Ngoài ra, chúng có thể sống trong cơ thể người nhiều năm. CDC khẳng định rằng con người có thể nhiễm sán Diphyllobothrium do ăn cá chưa nấu chín hoặc nấu chưa chín kỹ, chẳng hạn như cá hồi.
Ngoài ra, các loại giun sán khác cũng không thể được loại bỏ hoàn toàn qua việc rửa hay ăn tái chanh, khi đó cơ thể sẽ vô tình ăn luôn mầm bệnh, những người có sở thích ăn cá sống cần phải cảnh giác.
(Tham khảo WHO, Xinhuanet, Washingtonpost)