Một trong những bí quyết sống thọ của người Nhật đến từ chế độ ăn uống cân bằng, giúp họ phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm và sống khỏe mạnh hơn. Người Nhật ngoài thích ăn cá tươi thì còn đặc biệt thích ăn các loại rau xanh, đây là nguồn chất xơ tốt thúc đẩy tiêu hóa, đồng thời giúp ngăn ngừa béo phì, giảm nguy cơ hình thành các bệnh chuyển hóa như tiểu đường.
2 loại rau này đều là rau trường thọ của người Nhật
1. Rau khoai lang
Người Nhật đặc biệt ưa thích rau khoai lang. Ở đất nước này, rau khoai lang được bình chọn là "rau trường thọ".
Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại đã phát hiện ra rằng rau khoai lang ngoài có hương vị đặc biệt thì còn có dinh dưỡng phong phú mà nhiều loại rau không thể so sánh được. Hàm lượng vitamin C, B2, carotene và α-tocopherol trong rau khoai lang khá lớn. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều flavonoid, đây là chất chống oxy hóa, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, trì hoãn lão hóa, chống viêm và chống ung thư.
Tác dụng của rau khoai lang đối với sức khỏe:
1. Giải độc: Rau khoai lang giàu chất diệp lục, nó có tác dụng "thanh lọc máu" và giúp giải độc.
2. Cải thiện khả năng miễn dịch: Loại rau này chứa chất chống oxy hóa cao gấp 5-10 lần so với rau thông thường, có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch, từ đó ngăn ngừa cảm lạnh.
3. Ngăn ngừa cao huyết áp: Rau khoai lang giàu kali, nó giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao.
4. Cải thiện tình trạng táo bón: Loại rau này giàu chất xơ có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón và bệnh trĩ.
5. Chống ung thư: Rau khoai lang giàu polyphenol, có thể ngăn ngừa ung thư tế bào hình thành.
Lưu ý khi ăn rau khoai lang
- Những người bị tiêu chảy và tiêu hóa kém nên thận trọng khi ăn rau khoai lang. Vì khoai lang giàu chất xơ nên có thể khó tiêu hóa hơn, người tiêu chảy không nên ăn kẻo làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
- Rau khoai lang nên chần trước khi xào. Bởi loại rau này có chứa hàm lượng axit oxalic tương đối lớn. Thành phần này kết hợp với canxi trong cơ thể người tạo thành canxi oxalat gây sỏi thận.
- Rau khoai lang rất tốt nhưng tránh ăn quá thường xuyên, chỉ nên ăn 2 lần/tuần.
2. Rau hẹ
Người Nhật rất thích rau hẹ, thường xuyên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày trong món trứng, món canh đậu phụ hay là salad... Họ coi đó là một loại rau lành mạnh, giúp tăng cường sức khỏe rất tốt.
Ở Việt Nam, rau hẹ vô cùng phổ biến nhưng chưa phải ai cũng biết hết được công dụng của chúng.
6 công dụng tuyệt vời khi phụ nữ khi ăn rau hẹ
1. Công dụng làm đẹp: Rau hẹ rất giàu vitamin A. Ăn nhiều không chỉ có tác dụng dưỡng da, cải thiện thị lực, bổ phổi mà còn giảm khả năng bị cảm lạnh.
2. Bảo vệ gan: Lá hẹ có chứa chất sulfide và mùi hương đặc trưng, có tác dụng trong việc khai thông khí gan, gia tăng cảm giác thèm ăn, tăng cường chức năng tiêu hóa.
3. Khử trùng và chống viêm: Các hợp chất lưu huỳnh có trong hẹ có tác dụng chống vi khuẩn và chống viêm nhất định, có thể ức chế Pseudomonas aeruginosa, kiết lỵ, sốt thương hàn, Escherichia coli và Staphylococcus aureus.
4. Tán huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu: Lá hẹ có công dụng làm tan huyết ứ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giải độc. Đặc biệt có tác dụng trong việc hạ lipid máu, ngăn ngừa và điều trị bệnh tim mạch vành, thiếu máu và xơ cứng động mạch.
5. Nhuận tràng: Lá hẹ chứa nhiều vitamin và chất xơ thô, có tác dụng trong việc cải thiện nhu động đường tiêu hóa, trị táo bón, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
6. Hạ mỡ máu: Hẹ có tác dụng trừ huyết ứ, giải độc, không những có tác dụng hạ mỡ máu hiệu quả mà còn phòng ngừa bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch...
Hẹ tuy tốt nhưng khi ăn cần lưu ý:
Mặc dù hẹ có nhiều lợi ích cho cơ thể con người nhưng không phải càng ăn nhiều càng tốt. Hẹ có nhiều chất xơ thô, không dễ tiêu hóa và hấp thu, ăn quá nhiều một lúc sẽ gây ra tình trạng bị tiêu chảy, tốt nhất nên ăn ở mức 100-200 gam mỗi bữa.
Ngoài ra, người âm hư, hỏa vượng (triệu chứng: buồn bực, gò má đỏ bừng, miệng khô không muốn uống nước, đổ mồ hôi đêm…), người bị lở loét, bệnh về mắt cũng không nên.
Khi chế biến lá hẹ cần lưu ý cắt nhỏ và xào lửa to, thao tác thật nhanh. Xào quá lâu sẽ khiến hẹ bị nát, không ngon, đồng thời khiến chất sulfide trong hẹ bị biến chất.