2 kiểu trẻ này dù sóng gió cuộc đời "vùi dập" đến đâu cũng sống khỏe, cha mẹ về già rất yên tâm

Hiểu Đan |

Con bạn có bao nhiêu trong số 2 phẩm chất này?

Mỗi đứa trẻ là một món quà độc nhất vô nhị, nhưng cuối cùng chúng trở thành người thế nào phụ thuộc vào cách giáo dục của cha mẹ. Có 2 kiểu trẻ này dù sóng gió cuộc đời "vùi dập" đến đâu cũng sống khỏe, cha mẹ về già rất yên tâm:

2 kiểu trẻ này dù sóng gió cuộc đời "vùi dập" đến đâu cũng sống khỏe, cha mẹ về già rất yên tâm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

1. Trẻ có chỉ số chống thất bại cao

Ngoài ra, trong một thời gian dài, người ta tin rằng có chỉ số IQ (Chỉ số thông minh) cao là thước đo thành công duy nhất ở một người. Song, sự thật không phải như vậy bởi để thành công, một người cần phải có các thuộc tính tốt về IQ, SQ (Chỉ số thông minh xã hội), EQ (Chỉ số thông minh cảm xúc) và AQ (Chỉ số vượt khó). Trong số này, có chỉ số AQ cao là một trong những phẩm chất được tìm kiếm nhiều nhất và là điều mà bạn nên dạy trẻ từ khi còn nhỏ.

Kiên cường là thước đo khác của sự thành công, nó đòi hỏi khả năng phục hồi, dám dấn thân vào những thách thức, trở ngại. Như tiến sĩ Kenneth Ginsburg, tác giả cuốn sách "Xây dựng khả năng phục hồi ở trẻ em và thiếu niên", thì "nét tính cách này nói về sự phục hồi ngay cả khi ở trong thời điểm khó khăn. Những người kiên cường không chỉ hồi phục nhanh mà còn phát triển mạnh trong thời điểm tốt nhất".

Một số trẻ thích cuộc sống bất biến, không thích thử thách, khi gặp khó khăn có tư tưởng bỏ cuộc hoặc tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô. Trong khi một số trẻ dường như bẩm sinh đã là những kẻ hiếu chiến, luôn thích đón nhận thử thách.

Ví dụ, để tìm kết quả cho một bài toán khó, một số em không hỏi giáo viên hoặc không xem đáp án tham khảo mà tự vắt óc suy nghĩ, dù một hai ngày các em vẫn phải kiên trì. Nhờ vậy, năng lực học tập sẽ ngày càng mạnh mẽ dù xuất phát điểm có thể không quá nổi bật.

Để rèn tính chịu đựng cho trẻ, bố mẹ cần cho trẻ trải qua một số tình huống khó khăn. Khi trẻ lớn lên, bố mẹ nên lùi lại và để đứa trẻ điều hướng trải nghiệm của mình. Trong trường hợp con cái gặp thất bại, cha mẹ tuyệt đối không nên làm hộ con mà phải dạy chúng biết chịu trách nhiệm, biết giải quyết để vượt qua và vươn lên. Trẻ có thể vấp ngã 1-2 lần, thậm chí nhiều hơn nữa nhưng sau thất bại trẻ sẽ đứng lên được và học được các giá trị từ bài học.

2. Trẻ lạc quan, nhiều bạn bè

Một số trẻ tính cách hướng ngoại, vô tư, ham học hỏi từ người khác nên rất dễ kết bạn tốt. Trong quá trình học hỏi lẫn nhau, các em không chỉ được tận hưởng niềm vui của tình bạn, mà còn khiến bản thân trở nên tốt hơn.

Những đứa trẻ lạc quan xem những thách thức và trở ngại chỉ là tạm thời và có thể vượt qua, vì vậy chúng có nhiều khả năng thành công hơn. Những đứa trẻ bi quan coi những thử thách là vĩnh viễn, giống như những khối xi măng không thể di chuyển, vì vậy chúng có nhiều khả năng bỏ cuộc.

Điều quan trọng là những đứa trẻ lạc quan sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc, ngay cả với những điều rất nhỏ. Ngoài ra, những trẻ có suy nghĩ tích cực thường có xu hướng giải quyết các vấn đề một cách êm đẹp. Do đó, phụ huynh được khuyến khích nên tập cho trẻ thói quen nhìn nhận mọi thứ một cách tích cực.

Dạy trẻ tính lạc quan bắt đầu từ chúng ta. Trẻ em coi lời nói của cha mẹ như tiếng nói nội tâm của chúng. Vì vậy hãy chú ý đến những thông điệp điển hình của bạn và đánh giá quan điểm mà bạn dành cho con mình.

Trung bình, bạn cho rằng mình nhìn chung là người bi quan hay lạc quan hơn? Bạn thường mô tả mọi thứ là tích cực hay tiêu cực; tốt hay xấu; qua lăng kính màu hồng hay đen? Nếu bạn thấy mình đang nghiêng về phía tiêu cực, hãy nhớ rằng sự thay đổi bắt đầu bằng việc nhìn vào gương. Nếu bạn thấy bi quan, hãy viết về lý do tại sao trở nên lạc quan hơn sẽ tốt hơn cho bản thân mình và gia đình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại