Các gia đình hiện nay có thể nói đều khá nuông chiều trẻ nhỏ, con muốn làm gì thì làm, cho dù là tốt hay chưa tốt đều không bị cản cấm gay gắt.
Thậm chí có một bộ phận cha mẹ biết con làm việc sai còn làm cùng con, buông lỏng, không đưa con vào khuôn phép như vậy sẽ dẫn đến 2 hậu quả nghiêm trọng.
1. Trẻ dễ coi mình là trung tâm
Khi bố mẹ quá chiều chuộng con, họ đồng ý với bất cứ suy nghĩ nào của con, đáp ứng mọi yêu cầu của chúng. Kết quả của những việc này là trẻ không những không cảm thấy hối hận khi làm sai hay tự hào, vui vẻ khi làm đúng mà dễ dàng coi mình là trung tâm.
Vì bố mẹ ủng hộ vô điều kiện nên trẻ luôn cho rằng mình luôn đúng. Khi trẻ đi học mẫu giáo, suy nghĩ mình là trung tâm sẽ khiến trẻ thích ăn gì thì ăn, thích chơi gì thì chơi, khi giáo viên và các bạn có ý kiến tương phản, các bé sẽ không thể chấp nhận, vì thế mà nảy sinh mâu thuẫn.
2. Khả năng tự kiềm chế, kiểm soát bản thân kém
Quá dễ dàng để có được mọi thứ, trẻ sẽ không biết trân trọng.
Nếu như bố mẹ đối xử với con quá dân chủ, trẻ sẽ cảm thấy mọi việc, mọi thứ đến với mình là điều đương nhiên. Và một ngày, khi có những ý kiến trái ngược với quan điểm của trẻ xuất hện, các bé sẽ không có khả năng kiểm soát bản thân.
Người lớn quá dân chủ, nhìn thấy trẻ khóc lóc hoặc đòi mua thứ này thứ kia, họ sẽ cảm thấy nên thuận theo ý trẻ và sẵn sàng mua cho con. Bố mẹ làm như vậy trẻ sẽ không biết cách tiết kiệm, nhìn thấy thứ mình thích là muốn mua, không biết tiết chế.
Người lớn quá nuông chiều con trẻ sẽ dễ dàng khiến các bé trở nên tham lam và ích kỷ.
Ảnh minh họa.
Những việc bố mẹ tuyệt đối không nên để mặc trẻ muốn làm gì thì làm
1. Ngắt lời người lớn nói chuyện
Con bạn có thể muốn nói với bạn một việc gì đó hoặc hỏi bạn một số vấn đề, nhưng để mặc trẻ ngắt lời khi bạn đang nói chuyện là việc tuyệt đối không nên. Bởi nếu làm như vậy, bạn đã vô tình dạy con lối sống không biết nghĩ cho người khác.
Và kết quả là, trẻ sẽ luôn cho rằng chúng có quyền thu hút sự chú ý của người khác, không thể chịu đựng được bất cứ rắc rối, khó khăn nào.
Lần sau, khi nói chuyện điện thoại hoặc đang nói chuyện với bạn bè, trước tiên bố mẹ hãy dặn trẻ trật tự, không được phép làm phiền mình. Phụ huynh cũng nên bố trí một số hoạt động hoặc để con chơi một đồ chơi mà bình thường trẻ ít chơi.
Nếu như bố mẹ đang nói chuyện mà trẻ đứng cạnh phá bĩnh, bố mẹ có thể chỉ một cái ghế và bảo trẻ ra đó ngồi, đợi mẹ nói chuyện xong.
Và hãy nhớ, đừng quên nói với trẻ rằng việc quấy rối người khác đang nói chuyện là việc không nên và làm như thế, trẻ sẽ không có được thứ mình muốn.
2. Giả vờ không nghe thấy lời người lớn nói
Sắp xếp đồ chơi, tự cầm cốc uống nước… khi nhắc con làm những việc trẻ không thích, một lần, hai lần, ba lần, thậm chí là bốn lần, trẻ vẫn giả vờ như không nghe thấy, tốt nhất là bố mẹ không nên xem nhẹ mà bỏ qua.
Bởi nếu bỏ qua cho trẻ như vậy, các bé dần dần sẽ làm ngơ trước những lời nói của người lớn.
Ảnh minh họa.
Điều đáng nhấn mạnh nữa là, nhắc nhở trẻ từng lần, từng lần một sẽ khiến trẻ bị động, chờ đợi chỉ thị mà không cần chú ý đến lời bố mẹ ngay lần đầu tiên.
Nếu bố mẹ cho phép con tiếp tục hành vi này, trẻ sẽ rất dễ trở nên ngạo mạn và khó kiểm soát dục vọng.Đừng nói vọng lại với trẻ khi bạn đang đứng trong bếp còn con đang ở phòng khách. Hãy đến trước mặt con và nói với con nên làm thế nào.
Hãy để trẻ nhìn thằng vào bạn nói: "Vâng ạ!" và hãy thưởng cho bé một cái xoa đầu…
Hãy tắt ti vi khi bố mẹ giao việc hoặc yêu cầu con làm việc gì đó, bởi như thế trẻ sẽ tập trung hơn. Nếu con không nghe, hãy nói cho chúng biết hậu quả sẽ như thế nào.
Vào những thời điểm không nên nhượng bộ, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên nhượng bộ, nếu không, chính bố mẹ sẽ là người giúp trẻ hình thành những thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày.