Ngày 15/ 11/1908, trong một buổi chiều thê lương, ảm đạm, Từ Hi Thái hậu – người nắm quyền lực thực sự của triều đình Đại Thanh đã trút hơi thở cuối cùng, không cam lòng mà nhắm mắt xuôi tay.
Phổ Nghi khi ấy mới chỉ 3 tuổi khóc lớn, triều đình nhà Thanh rối loạn, kết thúc cuộc đời truyền kỳ của người phụ nữ gây nhiều tranh cãi trong lịch sử Trung Quốc.
Vậy vì sao người phụ nữ quyền khuynh triều dã ấy một năm ngày mất mới được hạ táng, hơn nữa trong ngày hạ táng còn xảy ra nhiều dị tượng kỳ lạ, liệu chăng tất cả mọi việc đều đã có điềm báo trước?
Khi Từ Hi Thái hậu qua đời, triều đình nhà Thanh đã vô cùng bấp bênh, phương Tây không ngừng càn quét, xâm lược, còn chính quyền nhà Thanh thì không ngừng cắt đất bồi thường.
Quốc khố nhà Thanh đã sớm trống rỗng, quyền thần và nhân dân phong kiến ngu muội hãy còn mông lung, trầm mê trong giấc mộng thiên triều đại quốc, khiến chính họ cũng không bắt kịp những thay đổi của thời cuộc, việc sắp xếp tang lễ của vua Quang Tự cùng Từ Hi Thái hậu khiến các vị đại thần vô cùng đau đầu, bởi vì theo nghi lễ hoàng gia, Thái hậu không thể hạ táng cùng lúc với Hoàng đế.
Mọi người đều biết, thời gian qua đời của vua Quang Tự cùng Từ Hi Thái hậu chỉ chênh nhau khoảng 20 tiếng, cho dù khi sống Từ Hi Thái hậu quyền lực ngất trời nhưng đến khi mất vẫn phải xếp sau vị Hoàng đế bù nhìn Quang Tự.
Thế nên tang lễ của Từ Hi Thái hậu buộc phải lùi lại.
Tang lễ của hai người này lại phải tiêu tốn một khoản chi phí không nhỏ, nào là đồ bồi táng, đồ đưa tang, nghi thức đưa tang đều cần thời gian chuẩn bị rất lâu.
Bấy giờ, tang lễ của vua Quang Tự được tổ chức rất vội vàng cũng rất đơn giản, nhưng Từ Hi Thái hậu trước khi qua đời đã đặt ra những yêu cầu khắt khe cho tang lễ của bản thân. Bởi vì tận sau khi mất một năm mới hạ táng cho nên thời gian chuẩn bị rất nhiều, cũng vô cùng xa xỉ.
Hình ảnh ngày đưa tang vô cùng hoành tráng của Từ Hi Thái hậu.
Triều đình nhà Thanh bấy giờ đã suy yếu vô cùng, tầng lớp quyền quý nhà Thanh cảm thấy càng vào những lúc như này thì càng không thể để bị các cường quốc phương Tây coi thường, nhất định phải bảo vệ uy nghiêm và thể diện của triều đình Đại Thanh, cho nên các vị đại thần đã tốn rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho tang lễ của Từ Hi Thái hậu.
Lúc sinh thời, Từ Hi vô cùng thích xa xỉ, cũng yêu thích sưu tầm các loại kỳ trân dị bảo như ngọc trai, mã não…; các loại kỳ trân dị bảo bồi táng trong quan tài của bà có giá trị lên tới hàng trăm triệu lượng bạc.
Khi còn sống Từ Hi Thái hậu sống xa xỉ, lãng phí ngông cuồng, đến khi chết rồi vẫn không thay đổi tác phong ngông cuồng, xa xỉ của bà, lấy đi 1/5 tài sản từ một Đại Thanh đã trên bờ vực suy tàn.
Có tin đồn rằng, khi mất, trên đầu Từ Hi Thái hậu đội mũ phượng gắn ngọc quý, viên ngọc này nặng đến 4 lạng, to như quả trứng chim, có giá trị lên tới 1000 vạn lượng bạc, số tiền này đủ để bồi dưỡng cả hạm đội Bắc Dương, quả là vừa đáng hận mà cũng thật lố bịch.
Bấy giờ nhà Thanh hiện đại hóa quân sự nhưng đều thiếu hụt phí quân sự, sức mạnh quân sự so với các nước khác thì vô cùng lạc hậu.
Một năm sau, trong cảnh hạ táng Từ Hi Thái hậu, quy cách nghi lễ được tổ chức như một bậc quân vương, với 128 người khiếng quan tài, đồ vàng mã thì vô số kể, không khác gì âm binh mở đường, người đưa tang bao gồm hoàng thân quốc thích, các vị đại thần, cũng gần đến 8000 người, quy mô của đội ngũ đưa tang vô cùng long trọng, diễu hành trên đường lớn hết 5 ngày 5 đêm.
Các phóng viên nước ngoài đứng trên đài quan sát, hiếu kỳ mà dõi theo đoàn người đưa tang hùng hậu, song giữa cảnh tượng hoành tráng ấy lại xuất hiện hai việc vô cùng kỳ lạ.
Hình ảnh được chụp lại trong ngày đưa tang Từ Hi Thái hậu.
2 hiện tượng kỳ dị xuất hiện trong ngày đưa tang Từ Hi Thái hậu
Thứ nhất là bất kể nơi nào đoàn đưa tang đi qua đều xuất hiện mùi thối không dứt.
Mùi thối đột ngột này khiến dân chúng quỳ bái phải giơ tay bịt mũi. Ngoài ra, đội khiêng quan tài còn phát hiện có máu chảy ra từ quan tài, mà Thái giám Lý Liên Anh lau mãi không hết.
Sự việc kỳ lạ này khiến cho đoàn người đưa tang sợ hãi không yên, nhiều người nói rằng, mùi thối tỏa ra là do thi thể để một năm đã bị thối rữa, nhưng mọi chuyện cũng chẳng có chứng cớ gì.
Từ xưa đến nay, kỹ thuật bảo vệ thi thể tránh thối rữa của Trung Quốc đã vô cùng hoàn thiện, đường đường là lão Phật gia của Đại Thanh thì chắc chắn thi thể của bà phải được bảo quản cẩn thận, cho dù thế nào đi chăng nữa chắc chắn cũng không để thi thể của Từ Hi Thái hậu bị thối rữa.
Đến 20 năm sau, khi lãnh chúa quân phiệt Tôn Điện Anh khai quật mộ phần của Từ Hi Thái hậu, vẫn thấy khuôn mặt của Từ Hi Thái hậu sống động như thật, giống như bà vẫn đang sống, điều này chứng tỏ rằng thi thể của Từ Hi Thái hậu vẫn chưa bị thối rữa.
Nếu vậy thì mùi thối khi đưa tang không thể nào tỏa ra từ trong quan tài của Từ Hi Thái hậu được.
Người đời sau suy đoán rằng, người dân đồn nhau rằng mùi thối ấy mang theo cả sự nguyền rủa, oán trách Từ Hi Thái hậu khi còn sống đã làm ra việc hại nước hại dân, sau khi chết tiếng xấu sẽ còn lưu truyền đến ngàn vạn năm sau, truyền đi sự oán than và phẫn hận đối với Từ Hi Thái hậu.
Còn về chuyện quan tài rỉ máu thì lại càng thần bí hơn nữa, có người nói đó chính là điềm báo của ông trời, hơn thế còn là điềm dữ, báo trước sự suy vong của triều đình nhà Thanh. Quả nhiên chẳng bao lâu sau nhà Thanh đã sụp đổ.
Thái giám Lý Liên Anh cảm thấy sự việc này quá mực kỳ lạ, nên đã cho người điều tra, cuối cùng cũng tra ra được nguyên nhân.
Nguyên nhân là linh cữu đặt trong cung điện trước khi hạ táng cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó có công đoạn xông hương.
Hình ảnh thi thể Từ Hi bên cạnh vô số vật tùy táng giá trị. Ảnh minh họa.
Xông hương chủ yếu là để phòng tránh mối mọt, côn trùng, nhưng ai ngờ người phụ trách chuyện xông hương cho lĩnh cữu lại bất cẩn lấy nhầm loại hương, lấy phải loại hương có tên là "nhang độc chuột" để xông lĩnh cữu của Từ Hi Thái hậu.
Loại nhang này hấp dẫn lũ chuột tập trung đến, khi ngửi phải nó nhiều sẽ khiến thất khiếu của chuột chảy máu.
Mùi hương trong quan tài của Từ Hi Thái hậu đã hấp dẫn lũ chuột tới, khi chúng chui vào quan tài thì ngửi phải lượng lớn mùi nhanh độc này nên hộc máu mà chết, đến khi đoàn khênh quan tài đi sẽ khiến máu chảy ra.
Nguyên nhân của sự việc khiến bao người kinh sợ lại chỉ là một sự nhầm lẫn như thế, quả là khiến người ta nửa tin nửa ngờ.
Song cũng phải nói rằng, giữa cảnh đoàn người đưa tang âm trầm, đáng sợ mà xảy ra những chuyện kỳ lạ như vậy quả thực đã dấy lên nhiều liên tưởng, dù cho lễ tang của Từ Hi Thái hậu có long trọng, đình đám nhường nào cũng không thể ngăn nổi những lời trách móc không ngừng của nhân dân với vị cầm quyền này.
Khi linh hồn của Từ Hi Thái hậu dần đi xa theo linh cữu của bà, thì tiếng vọng của sự sụp đổ của nhà Thanh ngày một gần hơn, để đến cuối cùng bị nhấn chìm trọng họng súng của những kẻ xâm lược phương Tây.
Hai mươi năm sau, đám hậu thế tham lam nhìn chằm chằm vào kho báu trong lăng mộ Từ Hi Thái hậu như hổ đói rình mồi.
Thủ lĩnh quân phiệt Tôn Điện Anh dẫn theo đoàn người mang thuốc nổ cho nổ tung lối vào lăng mộ khiến người ta líu lưỡi, bọn chúng đi theo qua những lối đi ngoằn nghoèo đến được linh cữu ở trung tâm lăng mộ, cướp sạch vàng bạc châu báu trong đó.
Nghe đồn rằng, vì châu báu quá nhiều nên nhóm mấy chục người này phải mất 7 ngày 7 đêm mới mang được hết số châu báu này đi.
Thi thể được bảo toàn kỹ lưỡng của Từ Hi Thái hậu cũng bị khô héo, úa tàn ngay giây phút nắp quan tài bị lật ra.
Tranh minh họa.
Một vị Thái hậu quyền lực to lớn như Từ Hi mà cũng bị sỉ nhục như vậy. Những kẻ trộm mộ mải mê để ý đến đống vàng bạc châu báu mà không hay rằng thi thể của Từ Hi Thái hậu đã bị ném ra tận ngoài cửa, mặt vùi trong bùn đất. Bà Thái hậu khét tiếng một thời không ngờ chết vài chục năm rồi vẫn không được yên.
Sau khi vụ trộm lăng mộ Từ Hi Thái hậu xảy ra được 40 ngày, Hoàng đế Phổ Nghi liền vội vã cho người an táng lại cho Từ Hi Thái hậu, chỉ là lần này phải giản lược đi rất nhiều.
Nghe đồn rằng, khi mai táng trong miệng Từ Hi Thái hậu ngậm một viên dạ minh châu, viên dạ minh châu này vô cùng hiếm gặp lại có giá trị rất lớn.
Sau khi bị bọn trộm mộ lấy đi, chuyền tay người này qua người khác rồi tặng đến tay của Tống Mỹ Linh. Tống Mỹ Linh vô cùng thích thú liền lấy nó làm đồ trang trí khảm trên giày, chỉ tiếc là sau đó không còn tin tức gì của viên dạ minh châu này trên đời nữa.
Từ Hi Thái hậu sau khi mất đã đem theo biết bao trân châu kho báu, nhưng cuối cùng vẫn rơi vào kết cục hai bàn tay trắng, quyền thế che trời rồi cũng chỉ như gió thoảng mây bay, viên trân châu mang giá trị liên thành sau cũng rơi vào tay kẻ khác. Nếu như ban đầu lăng mộ của Từ Hi Thái hậu không chứa nhiều ngọc ngà châu báu đến như thế có lẽ cũng sẽ chẳng hấp dẫn ánh mắt tham lam của bọn trộm cướp.
Người phụ nữ quyền thế một thời, hào quang có một không hai, sau khi mất được 20 năm cũng chỉ còn là một đống lộn xộn, lăng mộ bị nổ chia năm xẻ bảy sau cũng bị lịch sử vô tình che lấp, cuối cùng trở thành đề tài câu chuyện trà dư tửu hậu và những suy nghĩ viển vông của hậu thế về sau.