Gần đây, có một nữ sinh 20 tuổi tên D. vì thức đêm để chơi game, mà khiến võng mạc bị bong ra.
D. là một người vô cùng thích chơi game, thường xuyên cầm máy lên là đánh nguyên nửa ngày, nhiều khi có ngày cô đánh hơn 20 trận.
Lần này, may mắn là kịp thời chữa trị nên thị lực đang dần dần hồi phục.
Nhớ lại cảm giác mắt bỗng dưng nhòe đi không nhìn rõ mọi thứ, D. sợ hãi: "Cảm giác một màn đen chắn trước mắt quả thực rất đáng sợ."
Đã bao giờ bạn nghĩ xem một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian với chiếc điện thoại trên tay?
Sự phụ thuộc vào thiết bị công nghệ, vào mạng Internet của con người đang ngày một trở nên nghiêm trọng, giống như cơn nghiện vậy, không thể tự thoát ra được.
Ở nơi công cộng hay lúc chờ đèn đỏ, ngước mắt nhìn lên, hầu như ai cũng đều đang cúi đầu vào màn hình điện thoại.
2,3h sáng, vẫn còn có người mời vào nhóm chơi trò chơi.
Rất nhiều người có thói quen lướt hết app này sang app khác trên điện thoại, và họ chỉ đi ngủ khi điện thoại báo pin yếu hoặc hết pin.
Kèm theo đó là những ham muốn không thể kiềm chế, là thức khuya, nghỉ ngơi rối loạn, không biết kiểm soát thời gian…
Hủy hoại một người dễ dàng ra sao?
Cứ để họ buông thả, thả trôi mình theo những ham muốn hay thói quen không lành mạnh là đủ rồi.
Cảm giác thỏa mãn giả tạo, đang hủy hoại bạn
Clip hài chế, chuyện showbiz, tiktok, game điện tử…
Đôi khi, rõ ràng chúng ta biết rằng những thứ này không đem lại tác dụng gì lớn lao lắm, nhưng lại không nhịn được mà vẫn mở ra xem, sau khi tắt cái này lại mở cái khác, giống như một cái máy, tuần hoàn lặp lại.
Cũng giống như Neil Postman từng nói:
"Thứ hủy hoại chúng ta không phải là thứ chúng ta ghét, mà là thứ chúng ta vô cùng yêu thích."
Khi bạn dành quá nhiều thời gian cho những niềm vui, sự thỏa mãn ngắn hạn, cứ để mặc cơ thể và tinh thần của mình bị tiêu hao không ngừng, cuối cùng nhận thức kém sẽ khiến bạn khó có thể tự mình suy nghĩ và theo đuổi những thứ có giá trị hơn.
Điều đáng sợ hơn là đắm chìm trong "hạnh phúc", vô tình đánh mất tư duy và sự theo đuổi thực tại, và dần trở nên tê liệt.
Một người bạn của tôi từng rơi vào trường hợp như vậy, một khoảng thời gian trước, câu ấy tìm tới tôi ca thán:
"Công việc hiện tại nuốt chửng hết sự nhiệt huyết của tôi, mỗi ngày lặp đi lặp lại nhàm chán, không vui vẻ, không được trọng dụng, cũng chẳng được đề bạt, không nhìn thấy tương lai, lần này, tôi quyết định dứt áo ra đi."
Một tháng sau khi tôi hỏi xem tình hình ra sao, kế hoạch của cậu ấy vẫn không có một chút tiến triển nào.
Thực ra, ban đầu cậu ấy cũng đã lên một kế hoạch rất chi tiết và cụ thể, chỉ có điều trước lúc bắt tay vào làm, đều sẽ nằm lên giường rồi mở tiktok hay những trang báo mạng ra xem trước.
Tưởng mới lướt được có vài phút, ai dè mấy tiếng trôi qua nhanh như chớp.
Không những không tự trách mình, cậu ấy ngược lại còn tự an ủi: "Lướt video không những có thể thư giãn, chẳng may lướt được mấy video khoa học có ích thì cũng học thêm được nhiều thứ, cuộc sống như vậy cũng không tồi!"
Kiểu thỏa mãn không có ngưỡng này quả thực rất dễ chịu, nhưng ngược lại nó sẽ ngang nhiên đánh cắp đi nhiệt huyết và tham vọng của một người.
Điều đáng buồn nhất trong bản chất con người đó là tất cả chúng ta ít nhiều đều có cái máu thích trì hoãn và không muốn vất vả trong người.
Chúng ta đều mơ ước một ngày nào đó được gặp "quý nhân phò trợ", nhưng lại không bao giờ bình tĩnh và suy ngẫm về chính bản thân mình.
Như Shakespeare đã nói:
"Tôi lãng phí thời gian, thời gian cũng khiến tôi trở nên vô ích.
Bạn bỏ rơi hiện tại, hiện tại cũng sẽ bỏ rơi bạn."
Bông hoa thành công nở rộ, không thể thiếu đi được những giọt mồ hôi của sự phấn đấu
Vì lý tưởng mà kiểm soát ham muốn, dục vọng, đồng thời nỗ lực phấn đấu hết mình, là một điều vô cùng đáng quý.
Lập trình viên 28 tuổi, N. chính là người như vậy.
Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng N. đã sở hữu cho mình khối tài sản hàng chục tỷ đồng, hiện thực giấc mơ "tự do tài chính", cuộc sống hiện tại, ngày ngày đi đó đây của anh cũng khiến không ít người ghen tị.
Có người nói, thành công của N. chẳng qua chỉ là may mắn.
Thành quả ngẫu nhiên có thể là do may mắn, nhưng làm tới đâu thành công tới đó, vậy thì bắt buộc phải có thực lực.
Thực ra, N. hoàn toàn không phải kiểu thiên tài trong học hành, khi học cấp 3, ban đầu N. bị xếp học ở lớp thường do điểm đầu vào thấp, dần dần sau khi nỗ lực học tập, anh đã thành công leo lên được lớp chọn.
Sau khi thi đại học, anh tự mình học về lập trình, tự lập ra một diễn đàn của riêng mình.
Anh từng đọc qua rất nhiều sách, khi còn học cấp 3 và đại học, cũng từng tổ chức các hội sách cho trường.
Thi đại học phải học chuyên ngành mình không thích, nhưng anh không hề vì vậy mà bỏ bê chuyện học hành, thay vào đó, ngày đêm tự mày mò học thêm về lập trình.
Cứ nhìn cuộc đời mười mấy năm của N., không khó để nhìn ra, đằng sau sự may mắn, là những khó khăn và nỗ lực ít ai có thể tưởng tượng nổi.
Khi được hỏi về những trải nghiệm mà mình đã vượt qua, anh chỉ bình thản nói:
"Chiếc máy tính cũ và hay chập đó đã trải qua vô số ngày đêm với tôi. Nó chạy những số hiệu đầy lỗi và thiếu sót vào mỗi đêm khuya, tôi vừa chạy thử, vừa cẩn thận gõ bàn phím vì nó sẽ hỏng, trong khi bạn cùng phòng của tôi thì đang ngáy..."
Thế gian này không có ai tự dưng thành công cả, sự sang chảnh, sung túc của những người thành công mà ta thấy, đằng sau đều là sự tích lũy và nỗ lực phấn đấu suốt nhiều năm trời.
Cự tuyệt "niềm vui nhất thời", đi tìm những niềm vui khác
Khi còn nhỏ, một cây kẹo mút, một bông hoa nhỏ màu đỏ cũng đủ để khiến chúng ta vui vẻ hàng ngày.
Sau khi lớn lên, dù có bao nhiêu đồ ăn ngon, bao nhiêu đồ chơi cao cấp, bao nhiêu quần áo giày dép, chúng ta cũng khó có thể có được niềm vui thực sự từ trong trái tim, cuộc sống dường như không còn thú vị như trước nữa.
Vì sao?
Vì ngưỡng tâm lý của chúng ta luôn không ngừng tăng cao.
Lấy ví dụ:
Một vài cô gái thích xem phim truyền hình Hàn Quốc, họ tiếp xúc với quá nhiều bối cảnh hoàn hảo và đặt ra những ngưỡng tâm lý quá cao cho nửa kia, vì vậy dễ coi thường các chàng trai xung quanh mình.
Sự hấp dẫn của những thứ "chi phí thấp, lợi nhuận cao", khiến nhiều người không muốn làm những việc đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí cao và khó có thể đạt được lợi nhuận trong ngắn hạn.
Vì vậy, bước đầu tiên trong việc từ chối những "hạnh phúc rác", bạn cần tự ý thức kiểm soát ngưỡng của bản thân.
1. Kiểm soát "ngưỡng" của mình
Năng lực có hạn, vậy thì đứng thử thách "mong muốn" của mình.
Cố gắng đừng tiếp xúc với những thứ gây hứng thú và khiến bạn "ảo tưởng" nhiều hơn, nếu đã nghiện rồi thì hãy tìm cách tránh xa.
Ví dụ: hãy vào thư viện mà không có điện thoại di động, gỡ cài đặt những APP không cần thiết, có thể bảo một người bạn giám sát, nếu bạn tải xuống lại chúng, bạn sẽ bị phạt 100 ngàn.
2. Đặt ra mục tiêu ngắn hạn
Lòng người như những hố trống rỗng, khi không có nhiệt huyết thực sự thì những niềm vui nhất thời, những hạnh phúc rác sẽ thừa cơ mà chui vào.
Hãy đặt cho mình một mục tiêu ngắn hạn hoặc trung hạn, rồi chia thành càng nhiều mục tiêu nhỏ hàng ngày càng tốt, mỗi ngày tiến bộ một chút, xây dựng cho mình những phản hồi tích cực.
Khi thấy bản thân tiến bộ mỗi ngày, thấy được thành quả mỗi ngày, bạn sẽ có động lực để kiên trì làm một điều gì đó.
3. Phát triển những sở thích khác
Bất cứ điều gì mang lại cho chúng ta niềm vui đều có khả năng khiến người ta nghiện nó.
Nếu một hành vi là nguồn vui duy nhất trong cuộc đời của một người, thì người ta có nhiều khả năng sẽ nghiện hành vi này.
Hãy quan sát những người ưu tú xung quanh bạn, không phải họ không thích cái gọi là "hạnh phúc rác", mà họ có những thứ "gây nghiện" khác cho mình.
Chẳng hạn như tiền bạc, sự nghiệp, cơ thể đẹp, đọc sách, hội họa…
Hay nghĩ về những thứ bạn có nhưng vẫn chưa có được, nếu muốn có, hãy đi làm những việc mà bạn chưa từng làm qua!