Không quá ngạc nhiên khi nhiều người không thông thuộc được hết những biểu tượng đèn báo trên xe khi mà thiết kế, vị trí và ký hiệu trên xe của các hãng không có sự đồng nhất. Tuy nhiên, mỗi loại đèn báo trên xe ô tô đều có ý nghĩa và chức năng riêng. Một số loại đèn có thể báo hiệu sự cố nghiêm trọng. Do đó, đừng bỏ qua chúng.
Việc hiểu hết được ý nghĩa, tính năng của những loại đèn báo trên xe ô tô sẽ giúp ích cho người lái rất nhiều khi chẳng may xe của bạn gặp sự cố. Đây cũng được coi là một loại tín hiệu cảnh báo giúp bạn biết được vấn đề mà xe đang gặp phải và nhanh chóng tìm ra giải pháp ứng phó thích hợp.
Dưới đây là "sự thật" về 15 biểu tượng đèn báo quan trọng, được sử dụng phổ biến trong nhiều dòng ô tô trên thế giới mà chúng ta nên biết:
Đèn báo nhiệt độ động cơ
Nếu trông thấy biểu tượng đèn báo nhiệt độ nổi màu đỏ thì điều này có nghĩa là động cơ xe đang bị quá nóng và thường sẽ cảnh báo, yêu cầu người lái nên dừng xe.
Đèn cảnh báo áp suất lốp
Khi thấy biểu tượng này phát sáng có nghĩa là áp suất lốp xe của bạn đang ở dưới mức cho phép. Một trong các lốp xe đang ở mức thấp và điều này có thể làm gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu hay giảm hoạt động của phanh xe.
Áp suất dầu ở mức thấp
Trong quá trình xe vận hành, nếu biểu tượng đèn báo này nổi màu đỏ và không tắt, có nghĩa là dầu bôi trơn trong động cơ ở mức thấp và điều kiện này không đảm bảo để cho động cơ có thể hoạt động an toàn.
Đèn cảnh báo hệ thống cân bằng điện tử (đèn báo trượt xe)
Khi thấy đèn sáng trên biểu tượng này có nghĩa là hệ thống cân bằng điện tử của xe đang hoạt động. Hệ thống này giúp cho xe cân bằng khi đường trơn trượt, giúp gia tăng độ bám đường.
Động cơ
Thông thường, đèn báo động cơ sẽ nổi màu da cam trong khoảng vài giây rồi tắt vào thời điểm người lái bật chìa khóa điện. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, nếu động cơ xe gặp vấn đề kỹ thuật thì đèn báo này sẽ nổi màu đỏ và đây là dấu hiệu mà người lái nên mang xe đi kiểm tra, sửa chữa.
Đèn báo ABS
ABS hay anti-lock brake system (tạm dịch là chống bó cứng phanh) là một hệ thống an toàn trên xe ô tô. Đèn cảnh báo này sẽ sáng lên nếu có vấn đề xảy ra với hệ thống ABS và người lái nên mang xe đi kiểm tra hoặc sửa chữa.
Đèn báo đạp chân côn
Biểu tượng này sáng đèn khi người lái đạp chân côn chưa đúng cách và cách xử lý là nên thả chân côn ra và đạp lại.
Đèn báo ắc quy
Thông thường khi ắc quy tốt, đèn báo này sẽ nổi lên màu da cam trong khoảng vài giây rồi tắt khi người lái bật chìa khóa điện. Tuy nhiên, nếu biểu tượng này hiển thị màu đỏ thì điều đó có nghĩa là ắc quy của xe gặp vấn đề, có thể là do sạc chưa đúng hoặc chưa được sạc.
Đèn báo sắp hết nhiên liệu
Khi thấy đèn hiệu này phát sáng trong quá trình vận hành thì có nghĩa là chiếc xe đang sắp hết nhiên liệu và người lái nên đến trạm xăng để bổ sung kịp thời.
Đèn báo chưa thắt dây an toàn
Biểu tượng này sẽ nổi đèn sáng màu đỏ khi người ngồi ở hàng ghế trước chưa thắt dây an toàn trong quá trình xe vận hành. Thậm chí ở một số dòng xe, đèn hiệu này sẽ phát sáng kèm theo âm thanh báo động cho đến khi dây an toàn được cài vào.
Đèn cảnh báo túi khí
Khi đèn cảnh báo này sáng lên màu đỏ có nghĩa là có thể xảy ra vấn đề với túi khí trên ô tô của bạn và hệ thống này sẽ không hoạt động như thiết kế.
Đèn sương mù trước
Biểu tượng này sáng đèn trên bảng đồng hồ (có thể là màu trắng hoặc màu da cam) khi người lái đã bật hệ thống đèn này.
Ngược lại, nếu đèn báo này không sáng (khi đã mở) thì có nghĩa là bộ phận này đang gặp vấn đề hoặc trục trặc gì đó.
Đèn báo nguy hiểm
Ảnh: Depositphotos
Người lái có thể nhấn đèn báo này khi nhận thấy đang lái xe trong điều kiện nguy hiểm và muốn cảnh báo cho những phương tiện khác đang lưu thông ở trên đường.
Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động
Ảnh: YourMechanic
Khi đèn này báo sáng có nghĩa là hộp số tự động trong xe đang gặp lỗi và để đảm bảo an toàn thì người lái không nên lái xe để đảm bảo an toàn.
Đèn báo nước rửa kính ở mức thấp
Khi đèn báo hiệu này phát sáng thì nên cần bổ sung nước rửa kính để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Tham khảo ảnh/nguồn: Mentalfloss