13 kiến thức khoa học kỳ thú, không có trong sách vở nhà trường

Cẩm Mai |

Bạn có thể học giỏi toán, lý, hóa khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng chưa chắc 13 kiến thức thú vị dưới đây bạn đã từng được biết! Cùng xem nhé!

1/ Nước có thể sôi, đóng băng và bốc hơi trong cùng một môi trường

Nước có một "ngã ba" nhiệt độ và áp suất, khi điều kiện này được tạo ra thì vừa vặn cho ba trạng thái khí, lỏng và rắn cùng tồn tại. Xem video dưới đây. 

Nước đóng băng, sôi, bốc hơi trong cùng một điều kiện

2/ Tia laze có thể truyền theo dòng nước

13 kiến thức khoa học kỳ thú, không có trong sách vở nhà trường - Ảnh 2.

Đây là một ví dụ điển hình về hiện tượng phản xạ toàn phần, nó cũng cho thấy cách thức sợi cáp quang truyền dẫn dòng ánh sáng.

3/ Tàu vũ trụ có tốc độ rất lớn, chúng từng chạm tới rìa Hệ Mặt trời

13 kiến thức khoa học kỳ thú, không có trong sách vở nhà trường - Ảnh 3.

Chúng ta đều biết tên lửa phóng rất nhanh trong không gian rộng lớn, nhưng sẽ mất bao lâu để tên lửa chạm tới một nơi xa xôi như rìa Hệ Mặt trời? Trong khi, chỉ riêng bay tới sao Hỏa đã mất 8 tháng.

Hãy xem ảnh GIF trên, để thấy tương quan tốc độ của tàu thăm dò New Horizons từng bay qua sao Diêm Vương vào năm 2017 so với máy bay Boeing 747 và máy bay trinh sát SR-71 Blackbird.

4/ Quả trứng nứt dưới biển

13 kiến thức khoa học kỳ thú, không có trong sách vở nhà trường - Ảnh 4.

Một quả trứng khi bị nứt sẽ chảy lòng đỏ, lòng trắng ra khỏi vỏ nhưng khi ở độ sâu 18m so với mặt nước biển, nó sẽ biến thành một con sứa như trên. Quả trứng dưới nước phải chịu áp suất gấp 2,8 lần áp suất khí quyển, vỏ trứng lúc này sẽ trở nên trong suốt như vô hình.

5/ Chứng minh Định lý Pytago bằng chất lỏng

13 kiến thức khoa học kỳ thú, không có trong sách vở nhà trường - Ảnh 5.

Không cần nhờ đến giáo viên dạy toán, bạn vẫn có thể chứng minh định lý Pythagoras: a2 + b2 = c2 bằng mô hình chất lỏng như trên. 

Định lý liên quan đến thực nghiệm này là: Nếu trong một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương của hai cạnh còn lại, thì góc tạo bởi hai cạnh này là góc vuông của tam giác.

6/ Khi lỗ đen nuốt ngôi sao

13 kiến thức khoa học kỳ thú, không có trong sách vở nhà trường - Ảnh 6.

Khi một ngôi sao bị hút vào lỗ đen, một tia plasma khổng lồ sẽ phun ra, kéo dài hàng trăm năm ánh sáng. Ngôi sao bị lực hấp dẫn của lỗ đen xé toạc, một phần của ngôi sao sẽ chìm sâu vào lỗ đen, phần còn lại văng mạnh ra ngoài.

7/ Giải pháp tạm thời khi bỏ quên cặp kính cận

Nếu bạn ra ngoài mà bỏ quên kính đeo mắt, có thể áp dụng giải pháp tạm thời sau: Nắm bàn tay lại tạo thành một lỗ kim nhỏ và nhìn qua đây. Lỗ nhỏ sẽ giúp bạn tập trung ánh sáng đi vào võng mạc để nhìn rõ hơn, dù không đạt tới thị lực 20/20.

8/ Cách hình thành khuôn mặt của thai nhi

13 kiến thức khoa học kỳ thú, không có trong sách vở nhà trường - Ảnh 7.

Sự phát triển của phôi thai là một quá trình vô cùng phức tạp mà các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được trọn vẹn. Các nhà nghiên cứu đã dựng mô phỏng được cách phôi thai co gấp để tạo ra khuôn mặt người trong bụng mẹ.

9/ Thói quen bẻ khớp tay không mang lại lợi ích gì

Một nhà nghiên cứu từ Đại học Alberta, Canada đã thử nghiệm bẻ khớp một bàn tay trong 60 năm, bàn tay còn lại không bao giờ bẻ khớp. Kết quả, qua 60 năm, hai bàn tay vẫn như nhau. Như vậy, không phải bẻ khớp tay thì sẽ không bị bệnh về xương khớp.

10/ Sự thật về tia mặt trời

13 kiến thức khoa học kỳ thú, không có trong sách vở nhà trường - Ảnh 8.

Mỗi tia mặt trời phóng ra năng lượng tương đương với quả bom nguyên tử 100 megaton.

11/ Mèo luôn tiếp đất bằng chân

Khi thực hiện quay chậm hành động của con mèo, người ta nhận thấy khi nó nhảy lên hoặc bị thả xuống, nó luôn tiếp đất bằng từng cặp chân một.

12/ Ném quả lựu đạn xuống nước sẽ không sát thương

Thí nghiệm cho thấy, quả lựu đạn ném xuống nước sẽ không nổ và gây sát thương như trên mặt đất.

13/ Nếu bạn xoay quả bóng rồi thả nó xuống, nó sẽ bay

13 kiến thức khoa học kỳ thú, không có trong sách vở nhà trường - Ảnh 9.

Đó là nhờ vào hiệu ứng Magnus. Khi quả bóng xoay tròn, ở phía dòng không khí cùng chiều với chiều quay của quả bóng, chuyển động của các phân tử không khí tăng lên, còn ở phía còn lại vận tốc của các phân tử khí giảm đi. Lúc này, quả bóng sẽ bay theo đường parabol.

Đây cũng là hiệu ứng thường được áp dụng trong môn bóng đá.

Nguồn bài và ảnh: Science Alert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại