12 hố sâu bậc nhất hành tinh, trong đó có hố sâu hơn 12.000 mét

Cẩm Mai |

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, con người đã khoan được những hố sâu đáng kinh ngạc.

Bài viết này sẽ liện kê 12 hố sâu nhất hành tinh, vừa là hố sâu tự nhiên, vừa do con người tạo ra.

1/ Hố Xanh lớn

12 hố sâu bậc nhất hành tinh, trong đó có hố sâu hơn 12.000 mét - Ảnh 1.

Hố Xanh lớn nằm ngoài khơi bờ biển Belize là một điểm thu hút khách du lịch độc đáo. Gần đây, cái hố quái dị đã được khám phá. Nó trải dài 300m và sâu 125m.

2/ Mỏ Diavik

Mỏ Diavik, tại Canada, thuộc sở hữu của tập đoàn kim cương Dominion. Mỏ này giữ danh hiệu là mỏ sản xuất kim cương lớn nhất Canada. Nó là hố sâu khoảng 183m, được coi là một trong những hố sâu nhất thế giới.

3/ Mỏ kim cương Kimberly

Mỏ kim cương Kimberly, nằm ở Nam Phi, được coi là hố đào tay lớn nhất thế giới, do khoảng 50.000 thợ mỏ đào. Nó được chính thức khánh thành vào năm 1871 và đóng cửa vào năm 1914. Hố lớn khai thác sâu gần 244m.

4/ Mỏ kim cương Mirny

12 hố sâu bậc nhất hành tinh, trong đó có hố sâu hơn 12.000 mét - Ảnh 2.

Mỏ kim cương Mirny nằm ở Viễn Đông LB Nga và là một trong những mỏ kim cương lớn nhất vào thời kỳ Liên Xô. Hiện nay, mỏ không còn hoạt động.

Nó sâu hơn 518m và có đường kính khoảng 1.189m. Nó giữ danh hiệu là hố lớn thứ hai được khai quật và là mỏ khai thác sâu đứng thứ tư trên Trái Đất.

5/ Mỏ hẻm núi

Nằm ở bang Utah (Mỹ), mỏ hẻm núi Bingham đã hơn 100 năm tuổi. Nó là thành quả của cuộc khai lớn nhất. Mỏ được khai thác từ năm 1906, tạo thành hố sâu 970m, rộng 4km và trải rộng trên 7,7 km2. Mỏ sâu xuống khoảng 975m.

6/ Mỏ đồng Chuquicamata

Mỏ đồng Chuquicamata ở Chile, sản xuất phần lớn sản lượng đồng trên thế giới. Nó sâu khoảng 853m, được coi là hố đào lớn nhất trên Trái Đất.

7/ Hố Berkley

Hố Berkley ở Montana (Mỹ), là mỏ đồng lớn sâu khoảng 518m. Mỏ đồng đã bị đóng cửa vào năm 1982. Kể từ đó, mỏ đã chứa đầy nước ngầm và nước mưa sâu khoảng 274m.

8/ Mỏ ống dẫn Udachnaya

Mỏ ống dẫn Udachnaya, nằm ở phía tây Yakutia, Nga. Mỏ rộng lớn chiếm diện tích 1.600 x 2.000m và sâu 634m.

9/ Hố khí gas Darzava

Hố Darzava được coi là cánh cửa xuống địa ngục. Nó hố sâu tự nhiên giữ danh hiệu là lỗ sâu độc đáo nhất trên thế giới vì nó liên tục bốc cháy.

4 thập kỷ trước, các nhà khoa học Liên Xô đã đốt khí gas trong đó. Kể từ đó, hố liên tục cháy. Nó rộng khoảng 70,1m và sâu 30,48m.

10/ Đài quan trắc băng IceCube

Ở Nam Cực, có một hố lớn phải khoan trong hơn 7 năm. IceCube bao gồm các cảm biến quang hình cầu gọi là mô-đun quang kỹ thuật số (DOM), mỗi bộ có một ống nhân quang (PMT0) và một máy tính thu thập dữ liệu, một bảng gửi dữ liệu kỹ thuật số đến trạm thông tin bên trên.

Các DOM lắp trên chuỗi gồm 60 mô-đun, mỗi mô đun ở độ sâu từ 1.450 đến 2.450 mét thành các lỗ tan chảy trong băng bằng cách khoan nước nóng.

11/ Lỗ khoan siêu sâu Kola

12 hố sâu bậc nhất hành tinh, trong đó có hố sâu hơn 12.000 mét - Ảnh 3.

Sơ đồ so sánh lỗ khoan siêu sâu Kola với Rãnh Mariana.

Lỗ khoan siêu sâu Kola chỉ có đường kính 22,86cm mà nó sâu đến khoảng 12,070m trong lòng đất, nên được coi là lỗ khoan dài thứ hai trên hành tinh.

Dự án khoan lỗ siêu sâu Kola bắt đầu vào năm 1970 và đã ngừng lại vào năm 2008 khi đạt đến độ sâu không thể khoan thêm.

Xét về độ sâu bên dưới bề mặt, lỗ khoan siêu sâu Kola SG-3 vẫn giữ kỷ lục thế giới ở mức 12.262 m vào năm 1989 và vẫn là điểm khoan sâu nhất trên Trái Đất.

12/ Giếng Chayvo Z-44

Giếng Chayvo Z-44 nằm trên đảo Sakhalin của Nga, được coi là thế giới ngoài khơi xa nhất. 

Vào ngày 27/8/2012, công ty Exxon Neftegas Ltd đã hoàn thành khoan giếng Chayvo Z-44 đạt tổng chiều sâu đo được là 12.376m.

Nguồn bài và ảnh: Curiomos

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại