Nhiều bậc cha mẹ coi sự nhạy cảm là một đặc điểm xấu — khiến con họ trông có vẻ bị ngợp, thụ động hay thậm chí yếu đuối — và họ muốn loại bỏ điều đó bằng những mệnh lệnh như “Đừng khóc nữa!” hoặc "Bỏ nó đi!"
Nhưng các nhà tâm lý học và thần kinh học đã phát hiện ra rằng, trong một môi trường phù hợp, những đứa trẻ có bộ não nhạy cảm cao sẽ có những lợi thế hiếm có.
Thế mạnh đồng cảm của những đứa trẻ nhạy cảm
Những đứa trẻ với độ nhạy cảm cao không chỉ thể hiện sự sáng tạo, nhận thức và cởi mở hơn những đứa trẻ kém nhạy cảm, mà chúng còn có một phẩm chất ít được chú ý, nhưng rất đáng trân trọng: sự đồng cảm.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho những người tham gia xem ảnh mọi người đang cười hoặc trông có vẻ buồn. Và họ phát hiện ra rằng bộ não của những người nhạy cảm thể hiện mức độ phản ứng đồng cảm cao nhất.
Bộ não của những người nhạy cảm cũng có xu hướng đến lên kế hoạch hành động nhiều hơn. Điều này chỉ ra rằng — giống như những người nhạy cảm thường xuyên thừa nhận — họ không thể nhìn một người lạ đau đớn mà không cảm thấy muốn giúp đỡ.
Và vì những đứa trẻ nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm của chúng nhiều hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa, nên chúng nhận được nhiều sự hỗ trợ, hướng dẫn và khích lệ hơn. Hiệu ứng thúc đẩy này sẽ giúp chúng trở thành những người gặt hái được các đạt thành tích cao.
Những biểu hiện của một đứa trẻ nhạy cảm cao
Theo nhà tâm lý học Elaine Aron, người đã phổ biến thuật ngữ “người có độ nhạy cảm cao”, cứ 5 trẻ em thì lại có 1 trẻ rất nhạy cảm.
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất:
- Trẻ chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt, chẳng hạn như trang phục mới của giáo viên hoặc khi đồ đạc trong nhà được chuyển đi.
-Tâm trạng của người khác thực sự ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ dễ dàng đón nhận cảm xúc của người khác, coi cảm xúc của họ như của chính mình.
-Trẻ gặp khó khăn trong việc loại bỏ những cảm xúc mãnh liệt như tức giận hoặc lo lắng.
-Trẻ phàn nàn khi mọi thứ không ổn (ví dụ: ga trải giường bị trầy xước, nhãn quần áo gây ngứa, dây thắt lưng chật).
-Trẻ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi trong môi trường ồn ào, đông đúc như phòng tập thể dục hoặc thậm chí là quầy bán nước hoa vì mùi hương nồng nặc.
-Trẻ ghét cảm giác vội vàng và thích làm mọi việc cẩn thận hơn.
-Trẻ thay đổi tốt với sự dạy dỗ nhẹ nhàng hơn là kỷ luật khắc nghiệt.
-Trẻ đưa ra những nhận xét sâu sắc và có vẻ khôn ngoan hơn so với độ tuổi.
-Trẻ có khiếu hài hước thông minh.
-Trẻ quan sát mọi người rất tốt và có thể suy luận (với độ chính xác đáng ngạc nhiên) về những gì họ đang nghĩ hoặc cảm nhận.
-Trẻ ghét ăn một số loại thực phẩm vì mùi hương hoặc kết cấu.
-Trẻ dễ dàng giật mình trước những tiếng động bất ngờ, chẳng hạn như khi ai đó ú òa.
-Nếu con bạn có bất kì biểu hiện nào trong số này, hãy nhớ rằng đó là một điều tích cực. Những đứa trẻ nhạy cảm cao có cách tiếp cận với môi trường hoàn toàn khác, và đó là một thế mạnh.
Cách các bậc cha mẹ có thể giúp những đứa trẻ nhạy cảm phát triển toàn diện
1. Đặt kỳ vọng trước thời hạn
Những đứa trẻ nhạy cảm cần thời gian để suy nghĩ thấu đáo và việc đặt ra các kỳ vọng cho chúng quyền lựa chọn: Chúng biết điều gì sẽ xảy ra nếu đáp ứng được những kỳ vọng đó, và chúng cũng biết sẽ có hậu quả xảy đến nếu không thể.
Chẳng hạn như việc căn dặn con bạn: “Hôm nay mình đến thăm bà ngoại trong viện dưỡng lão. Mình sẽ cần tiếng nói đồng cảm bên trong và tinh thần bình tĩnh vì một số người ở đó cảm thấy không được khỏe.”
Do những đứa trẻ nhạy cảm cảm nhận mọi thứ một cách sâu sắc, nên cảm xúc của chúng dễ bị tổn thương hơn và chúng có thể tự mình sửa sai.
Vì vậy, thay vì áp đặt kỉ luật căng thẳng, hãy tạo một không gian yên bình với những món đồ thoải mái (ví dụ: thú nhồi bông, chăn), nơi chúng có thể tìm đến nếu gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc.
Sau khi nhắc nhở, hãy nói với trẻ những lời khẳng định tích cực và trấn an rằng bạn yêu trẻ nhiều như thế nào.
3. Hãy là huấn luyện viên cảm xúc của trẻ
Là cha mẹ, hãy dạy cho con mình kỹ năng điều tiết cảm xúc mỗi ngày bằng cách làm gương cho con qua cách chính bạn kiểm soát cảm xúc, đối diện với căng thẳng, thất vọng trong công việc hay trong cuộc sống.
Cha mẹ nào càng thực hiện điều này có chủ đích, thì càng xây dựng được một tấm gương sáng cho con cái.
Hãy nói về sự nhạy cảm của con bạn với giáo viên vào đầu năm học, trước khi có bất kỳ xung đột hoặc hiểu lầm nào xảy ra.
Và khi con sử dụng sự nhạy cảm (ví dụ: phát huy trí tưởng tượng, thể hiện sự đồng cảm với một người bạn đang trải qua thời kỳ khó khăn), hãy nói với chúng rằng bạn rất tự hào về chúng.
5. Tìm hiểu về thế giới của trẻ
Hãy dành thời gian riêng để nói chuyện và chơi với đứa con nhạy cảm, ngoài thời gian chung dành cho tất cả các con.
Hãy đặt các câu hỏi mở. Ví dụ: “Hôm nay con gặp chuyện khó khăn gì?” sẽ tạo ra nhiều cơ hội trò chuyện hơn là "Con đã có một ngày tồi tệ phải không?"
Hãy cố gắng để hiểu những gì con bạn đang trải qua. Đó là cách tốt nhất để đồng hành cùng con trong hành trình khôn lớn.
Link: https://www.cnbc.com/2023/03/04/parenting-experts-signs-your-kid-has-a-highly-sensitive-brain-why-neuroscientists-says-its-an-advantage.html