Với suy nghĩ rằng tủ lạnh là một cái "kho" nên chúng ta thường có thói quen mua nhiều thực phẩm và "tống" tất cả vào tủ lạnh.
Tuy nhiên, có một số thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh. Mặc dù không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nếu để trong tủ lạnh, thực phẩm có thể thay đổi hương vị, thậm chí dễ bị nấm mốc, hư hỏng nhanh hơn.
Dưới đây là 12 thực phẩm phổ biến bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng tốt hơn là trong tủ lạnh.
1. Dầu
Thói quen cất trữ các loại dầu như dầu ô liu, dầu dừa... trong tủ lạnh sẽ làm chúng ngưng tụ và chuyển sang thể rắn, khiến việc sử dụng dầu hàng ngày khó khăn hơn vì bạn phải mất thời gian rã đông.
2. Cà phê
Dù ở dạng nguyên hạt hay bột, cà phê không nên được bảo quản trong tủ lạnh. Bởi nhiệt độ thấp của sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hương vị của cà phê, cà phê khi uống sẽ không còn thơm ngon.
Một vấn đề nữa là cà phê có thể gây ra mùi trong tủ lạnh và ám mùi vào các loại thực phẩm khác.
3. Cà chua
Còn với cà chua, khi được bảo quản ở nhiệt độ thấp của tủ lạnh, thực phẩm này sẽ bị thay kết cấu, xuất hiện nhiều chấm đen, phần thịt mềm nát và thay đổi hẳn mùi vị.
4. Hành tây
Giống như cà chua, hành tây có xu hướng bị mềm đi hoặc nấm mốc nếu để trong tủ lạnh một thời gia dài. Đặc biệt, nếu hành tây đã được thái lát nhỏ, chúng sẽ bị khô ngay kể cả khi bạn đã bọc kín.
Bản thân hành tây có mùi rất hăng nên những lát hành tây nhỏ có thể lây lan trong môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ thực phẩm khác đều bị nhiễm mùi. Còn hành tây cũng sẽ mất đi hương vị riêng của nó.
5. Khoai tây
Nhiệt độ mát lạnh sẽ phá vỡ tinh bột trong khoai tây và biến nó chuyển thành đường. Như vậy, hương vị của thực phẩm này sẽ không còn ngon và bổ dưỡng như trước. Hãy bảo quản khoai tây ở nhiệt độ phòng.
6. Chuối
Nhiệt độ thấp trong môi trường tủ lạnh làm chậm quá trình chín của chuối. Tuy nhiên, nhiệt độ quá lạnh có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay khi chín.
Do đó, bạn nên để chuối xanh ở nhiệt độ phòng, từ từ nó sẽ chín. Còn nếu chuối chín mà không kịp ăn, bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn mát. Khi đó dù vỏ chuyển sang màu nâu, nhưng phần thịt vẫn rất hoàn hảo.
7. Mật ong
Ngửi lọ mật ong 100 năm, bạn cũng sẽ thấy nó tươi mới như mới được thu hoạch bởi bản thân mật ong là một chất bảo quản tự nhiên rất tốt. Do đó, bạn chỉ cần dự trữ mật ong trong môi trường bình thường.
Còn nếu bảo quản mật ong trong tủ lạnh, sẽ làm tăng tốc độ kết tinh của đường, biến mật ong thành hình dạng giống như bột, rất khó để sử dụng.
8. Tỏi
Tỏi là thực phẩm "kỵ" với tủ lạnh vì khiến chúng phát triển nấm mốc và dễ bị mềm nhũn. Nhìn bề ngoài bạn sẽ không phát hiện ra được điều này vì có vỏ bọc. Chỉ đến khi bóc ra nấu nướng, bạn mới nhận thấy sự thay đổi này.
9. Các loại dưa
Chúng ta thường có thói quen cho phần dưa đã bổ vào tủ lạnh để bảo quản. Nhưng khi đó, loại quả này rất dễ bị úng, đồng thời mất đi các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe.
10. Quả bơ
Khi mua bơ, chúng ta đều chọn những quả cứng và chắc và chỉ cần để một thời gian ở nhiệt độ phòng, quả bơ sẽ chín, có hương vị thơm ngon.
Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh, quả bơ sẽ lâu chín hơn, đồng thời giảm hương vị tươi ngon ban đầu. Tuy nhiên, nếu mua bơ đã chín mềm và chưa dùng ngay, hãy để chúng ở ngăn mát.
11. Bánh mì
Bánh mì sẽ dễ dàng bị khô và cứng ở nhiệt độ thấp, đặc biệt là nhanh chóng bị nấm mốc nếu môi trường tủ lạnh không sạch sẽ. Bạn chỉ nên để bánh mỳ ở nhiệt độ phòng và sử dụng ngắn hạn.
* Theo Life Hack