11 nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu lên não, trong đó có thói quen ai cũng thường mắc phải

Vân Anh |

Lưu lượng máu đến não giảm khiến các tế bào bị thiếu chất dinh dưỡng và nhanh chóng dẫn đến hoạt động sai chức năng của tế bào.

Lưu lượng máu rất quan trọng cho sự sống. Nó vận chuyển chất dinh dưỡng, bao gồm cả oxy, đến mọi tế bào trong cơ thể bạn và loại bỏ độc tố. Mặc dù bộ não của chúng ta chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng nó sử dụng 20% lượng oxy và lưu lượng máu trong cơ thể. Bất cứ điều gì làm suy yếu lưu lượng máu hoặc làm hỏng mạch máu đều làm tổn thương não và sức khỏe tinh thần.

Lưu lượng máu lên não thấp có liên quan đến trầm cảm, ý nghĩ tự tử, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt , chấn thương sọ não, co giật... Trong trường hợp lưu lượng máu lên não bị tắc nghẽn có thể gây ra cơn đột quỵ.

Do vậy, việc nhận biết những nguyên nhân và phòng tránh tình trạng giảm lưu lượng máu lên não rất quan trọng, nhằm tránh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu lên não

Có rất nhiều nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu lên não, trong đó có rất nhiều thói quen mà chúng ta thường mắc phải:

- Ít vận động hoặc tập thể dục ít hơn 2 lần/tuần

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Medicalnewstoday, những người ngồi nhiều, ít vận động có tác động xấu đến việc kiểm soát đường huyết. Điều này có thể làm tăng sự biến đổi của lượng đường trong máu và dẫn đến giảm lưu lượng máu đến não, từ đó làm suy yếu sức khỏe của não.

- Sử dụng nhiều caffeine

Caffeine có trong nhiều loại đồ uống và thực phẩm như cà phê, trà, nước ngọt, sôcôla và nước tăng lực.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ caffeine trong thời gian dài với liều lượng cao có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm tăng huyết áp và sức cản mạch máu, cũng như gây cứng động mạch và co mạch não. Tiêu thụ thường xuyên từ 2 đến 4 tách caffeine mỗi ngày được biết là làm giảm lưu lượng máu não từ 22-30%.

11 nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu lên não, trong đó có thói quen ai cũng thường mắc phải- Ảnh 1.

Tiêu thụ thường xuyên từ 2 đến 4 tách caffeine mỗi ngày được biết là làm giảm lưu lượng máu não từ 22-30% (Ảnh: Internet)

- Hút thuốc

Hút thuốc thụ động hoặc những người hút thuốc lâu dài có thể làm suy yếu lưu lượng máu não do giảm tổng hợp và hoạt động của NO được giải phóng khỏi tế bào nội mô và dây thần kinh nitrergic, đồng thời làm tăng căng thẳng oxy hóa.

Ngoài giảm lưu lượng máu lên não, hút thuốc cũng có thể gây mất khối lượng não và các mô quan trọng bị teo lại, suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ ung thư não.

- Sử dụng rượu quá mức

Nghiên cứu đã chỉ ra rượu có thể làm thay đổi nhiều chức năng sinh lý của não, bao gồm cả lưu lượng máu não. Ngoài ra, uống nhiều rượu còn làm thay đổi các tế bào thần kinh ở não và khiến chúng nhỏ hơn bình thường.

- Có tiền sử mắc bệnh tim mạch

Nếu tim không bơm mạnh thì các mạch máu lên não có thể bị gián đoạn, não không nhận đủ thức ăn và năng lượng cần thiết để hoạt động.

Đáng lưu ý là bệnh tim mạch là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến sự phát triển của bệnh suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer. Điều nảy xảy ra có thể do các bệnh lý tim mạch có thể làm giảm tưới máu não.

- Cholesterol LDL cao

Cholesterol LDL có thể tích tụ ở hai bên mạch máu của bạn. Sự tích tụ đó được gọi là mảng bám. Sự tích tụ mảng bám từ cholesterol LDL có thể làm dày thành mạch máu và thu hẹp các kênh trong động mạch, làm giảm lưu lượng máu, trong đó có cả lưu lượng máu lên não.

11 nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu lên não, trong đó có thói quen ai cũng thường mắc phải- Ảnh 2.

Sự tích tụ mảng bám từ cholesterol LDL có thể làm dày thành mạch máu và thu hẹp các kênh trong động mạch (Ảnh: Internet)

- Tiền sử đột quỵ

Trải qua cơn đột quỵ cho thấy các mạch máu não của bạn đã bị tổn thương hoặc dễ bị suy giảm. Đột quỵ có thể tái phát nếu lưu lượng máu không được lưu thông tốt.

- Rối loạn cương dương

Bất cứ điều gì cản trở hệ thần kinh hoặc tuần hoàn máu đều có thể dẫn đến rối loạn cương dương. Do vậy, nếu bạn bị rối loạn cương dương thì có thể tuần hoàn máu kém, điều này cũng cảnh báo lưu lượng máu lên não hoặc bất kỳ bộ phận nào đều có thể xảy ra.

- Tiểu đường

Mức đường huyết cao khiến chất béo hình thành bên trong mạch máu. Theo thời gian, những chất cặn này làm cho mạch máu của bạn hẹp và cứng hơn, làm giảm lưu lượng máu.

Ngoài ra, tổn thương vi mạch do bệnh tiểu đường gây ra ở các mạch nhỏ của não có thể làm suy giảm tuần hoàn não và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

- Ngưng thở khi ngủ

Theo nghiên cứu, đối với những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, mỗi khi họ ngừng thở khi ngủ, nồng độ oxy trong máu trong cơ thể sẽ giảm xuống, gây tổn thương nghiêm trọng cho các tế bào, trong đó bao gồm cả não.

- Tăng huyết áp

Các mạch máu bị tổn thương do huyết áp cao có thể bị thu hẹp, vỡ hoặc rò rỉ. Huyết áp cao cũng có thể khiến cục máu đông hình thành trong động mạch dẫn đến não. Các cục máu đông có thể chặn lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

11 nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu lên não, trong đó có thói quen ai cũng thường mắc phải- Ảnh 3.

11 nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu lên não, trong đó có thói quen ai cũng thường mắc phải- Ảnh 4.

Ảnh: SKHN

2. Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu lên não

Lưu thông máu lên não kém có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do vậy, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để cải thiện lưu thông máu não và phòng tránh nguy cơ giảm lưu thông máu lên não:

- Tập thể dục thường xuyên

Bất kỳ hoạt động vừa phải nào cũng sẽ có tác động tích cực đến tuần hoàn của bạn. Bạn không nhất thiết phải tham gia vào các buổi tập vất vả hoặc kéo dài để nhận được lợi ích - điều quan trọng là bạn đứng dậy và di chuyển. Ngay cả việc đi bộ một quãng ngắn hoặc dành chút thời gian đạp xe tại chỗ cũng có thể giúp cải thiện lưu thông máu đến não của bạn.

Các bài tập bạn có thể tập luyện như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga... Bạn nên tập thể dục với mức độ vừa phải khoảng 150 phút/tuần.

Ngoài các bài tập trên, bạn cũng có thể thực hiện các động tác giãn cơ đơn giản như chạm vào đầu gối hoặc ngón chân khi đứng hoặc dang rộng hai chân và chạm vào đầu gối, ống chân hoặc ngón chân. Các động tác này làm tăng lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, nếu thực hiện và bị đau lưng hoặc cảm thấy không thoải mái, bạn có thể cân nhắc các bài tập khác.

- Hydrat tốt hơn

Bạn nên uống ít nhất 5 ly nước mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Thêm vào đó, bạn nên uống nhiều trà xanh để tăng cường khả năng chống oxy hoá.

- Ăn củ cải đường

Nước ép củ cải đường có thể giúp mở rộng mạch máu của bạn. Củ cải đường có chứa nitrat, sau đó được chuyển hóa thành nitrit trong cơ thể. Nitrat giúp tăng kích thước mạch máu, cho phép chúng mang nhiều máu hơn đến các khu vực quan trọng của cơ thể - bao gồm cả não.

Ngoài củ cải đường nitrat cũng được tìm thấy trong các loại rau lá xanh như rau bina, bắp cải và rau diếp, cùng với thì là, cần tây, củ cải và rau mùi tây.

11 nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu lên não, trong đó có thói quen ai cũng thường mắc phải- Ảnh 5.

Nước ép củ cải đường có thể giúp mở rộng mạch máu (Ảnh: Internet)

- Ăn nhiều quả mọng

Các chất chống oxy hóa trong quả mọng có thể kích thích lưu lượng máu đến não. Cụ thể, ăn quả mọng dường như làm tăng lưu lượng máu đến các vùng não được sử dụng cho trí nhớ và chú ý đến công việc. Hơn nữa, chúng giúp bảo vệ não của bạn khỏi stress oxy hóa, có thể làm suy giảm chức năng não của bạn theo thời gian.

Bạn nên bổ sung khoảng 150-200g quả mọng mỗi ngày để nhận được lợi ích tăng cường trí não. Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi, dâu tằm, nho...

- Nghe nhạc yêu thích

Bật những giai điệu bạn yêu thích nhất có thể kích thích trí não của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi mọi người nghe những bài hát yêu thích, lưu lượng máu đến não sẽ tăng lên. Việc đó là loại nhạc gì thực sự không quan trọng, miễn đó là thứ bạn thích nghe.

Ngoài nghe nhạc, đọc sách và học ngôn ngữ mới cũng giúp tăng cường lưu lượng máu lên não.

- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Não của bạn nhận được nhiều máu hơn khi bạn đang ngủ. Nghe có vẻ đơn giản nhưng chỉ cần ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe não bộ. Người ta cho rằng lưu lượng máu tăng lên sẽ giúp làm sạch mọi chất thải trao đổi chất tích tụ trong não của bạn suốt cả ngày. Đó là một phần lớn lý do khiến bạn cảm thấy uể oải khi thức quá khuya.

Từ 13-18 tuổi cần ngủ 8-10 tiếng mỗi đêm. Trong độ tuổi 18-60, bạn cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.

- Thiền định

Lưu lượng máu tăng lên ở một số phần của não khi bạn thiền. Một trong những khu vực được kích thích trong quá trình thiền định là vỏ não trước trán. Phần não này có vai trò lớn trong việc kiểm soát khoảng chú ý, kiểm soát xung động và hình thành trí nhớ.

Bạn cũng có thể được hưởng lợi từ việc thở chậm thường xảy ra trong khi thiền định, vì điều này làm tăng độ bão hòa oxy trong máu.

- Không hút thuốc, uống rượu

Như đã đề cập, hút thuốc không chỉ ngăn chặn lưu lượng máu lên não mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do vậy, bạn nên tránh hút thuốc và uống rượu.

Nguồn: Amenclinics

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại