11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết

Ngọc Diệp |

Nắm được những kiến thức cơ bản về sơ cứu ban đầu có thể giúp bạn cứu người và thậm chí cứu cả chính mình trong những trường hợp khẩn cấp.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 1.

Vết thương hở: Khi xử lí vết thương hở, bạn cần chú ý luôn nâng vị trí bị thương lên cao hơn tim nhằm giảm sưng và để máu không chảy dồn về vết thương. Nếu bạn không thể nâng vị trí bị thương lên cao, hãy cố gắng giữ vết thương ngang bằng tim.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 2.

Bỏng cấp độ 1: Bỏng cấp độ 1, hay bỏng bề mặt, chỉ ảnh hưởng đến lớp da ngoài cùng, do đó dạng bỏng này không quá nghiêm trọng. Hãy xả sạch vết bỏng với nước ấm, thay vì sử dụng nước lạnh. Nước lạnh có thể khiến mô tổn thương sâu hơn. Sau khi rửa sạch vết bỏng, hãy dùng túi đá để chườm, hoặc dùng hỗn hợp thuốc muối và nước để giảm nhiệt vết bỏng.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 3.

Đau tim: Đối với các cơn đau tim, sự can thiệp kịp thời sẽ giúp hạn chế tổn thương. Bạn có thể nhai aspirin vì việc này giúp ngăn chặn những tiểu cầu gây tắc nghẽn mạch máu. Bạn nên dùng lượng nhỏ aspirin và nhai, thay vì nuốt trực tiếp với nước. Hãy gọi cấp cứu sớm nhất có thể.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 4.

Ong đốt: Khi bị ong đốt, trước tiên bạn cần rút ngòi châm trên da nhanh nhất có thể. Sau đó, hãy rửa sạch vết thương và chườm đá.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 5.

Gãy xương: Khi bị gãy xương, đừng cố làm thẳng phần xương gãy, mà hãy cố gắng cố định vết thương bằng nẹp và băng. Dù gãy xương có thể chỉ đơn giản là trật khớp hay bong gân, hãy đến cơ sở y tế để tránh làm vết thương nghiêm trọng hơn.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 6.

Tổn thương mắt: Khi mắt bạn thương, điều đầu tiên bạn thường làm là làm sạch vết thương. Tuy nhiên, đối với tổn thương mắt, điều quan trọng nhất là bạn băng vết thương lại và tìm sự giúp đỡ. Việc rửa mắt có thể gây những tổn thương nghiêm trọng hơn và có thể để lại hậu quả lâu dài. Bạn chỉ nên rửa mắt trong trường hợp mắt tiếp xúc với hóa chất.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 7.

Dằm găm vào da: Dằm (các mảnh gỗ, thủy tinh, nhựa,... nhỏ) chứa đầy vi khuẩn và dễ gây nhiễm trùng trên vết thương hở. Vì vậy, bạn luôn phải sát trùng khi xử lí vết thương. Nếu bạn có một mảnh dằm găm sâu vào da, bạn cần sát trùng vết thương và lấy mảnh dằm ra bằng đầu kim đã được tiệt trùng bằng nước sôi; sau đó rửa sạch bằng xà phòng và nước.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 8.

Rắn cắn: Khi bị rắn cắn, điều quan trọng nhất là bạn cần thả lỏng. Việc hút độc ra khỏi vết thương như trên phim ảnh không có tác dụng, vì chất độc đã ngấm vào máu. Bạn cần giữ nhịp tim ở mức thấp để làm giảm tốc độ lan của chất độc. Sử dụng thuốc giảm đau có thể khiến chất độc phát tác nhanh hơn. Hãy liên lạc với cơ sở y tế để được điều trị kịp thời; tránh vận động mạnh; và có thể thoa dầu dừa lên vết thương để kháng khuẩn.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 9.

Sứa châm: Nếu bị sứa châm, bạn có thể rửa vết thương bằng nước muối, nước ấm, giấm, hoặc thoa hỗn hợp thuốc muối và nước lên vết thương. Than hoạt tính cũng có thể giúp hút độc sứa ra khỏi vết thương.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 10.

Sẹo: Khi bị thương, bạn có thể lo rằng vết thương sẽ để lại sẹo. Thuốc muối có các thành phần khử trùng giúp ngăn sự hình thành sẹo, loại bỏ phần vảy cứng, đồng thời ngăn nhiễm trùng. Thuốc muối khi pha với nước cũng có thể sử dụng để sát trùng.

11 mẹo sơ cứu ban đầu bạn nên biết - Ảnh 11.

Nghẽn thở: Nguyên nhân gây nghẽn thở thường là do có dị vật làm tắc đường thở. Hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa, kiểm tra miệng họ và loại bỏ bất kì dị vật nào có thể gây nghẽn thở, kể cả ở dạng lỏng. Để mở đường thở, hãy ấn ngửa đầu và nâng cằm người bệnh, đặt bàn tay bạn gần đỉnh đầu hoặc trán người bệnh. Hoặc bạn có thể đặt ngón tay dưới quai hàm người bệnh và kéo cằm dưới xuống để mở miệng họ. Cách này giúp nâng lưỡi người bệnh khỏi đường thở./.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại