Quy trình đúc chuông
Đầu tiên phải tạo mẫu chuông bằng đất sét trộn với trấu và bông để tạo độ keo cho khuôn. Nặn khuôn theo mẫu chuông đã thống nhất sẵn trước đó.
Chuông đồng được làm từ 2 nguyên liệu là đồng và thiếc được pha theo tỷ lệ và loại bỏ hết tất cả tạp chất. Chỉ như vậy thì chuông đúc mới được tròn trịa và không bị nứt gãy trong quá trình đúc.
Sau khi chọn đủ nguyên liệu, đồng và thiếc sẽ được nấu chung. Nấu đồng phải đúng thời gian, khuôn đúc cũng cần phải được nung nóng, màu nước rót đồng khi rót vào khung phải có màu đỏ hồng. Phải đáp ứng được những nhu cầu khắt khe đó thì đồng mới có thể rót đều khắp khuôn đúc.
Sau khi đúc xong sản phẩm sẽ được để nguội, thử tiếng nếu đạt âm thanh chuẩn thì sẽ tiến hành sửa nguội. Lúc này các chi tiết hoa văn trên chuông đồng sẽ được mài giũa lại tỉ mỉ, đánh bóng và làm màu để tạo một chiếc chuông đồng hoàn chỉnh nhất.
Vì sao chuông nứt khó kêu?
Cái chuông, khi đã bị nứt rồi, thì dù có đánh hết sức bình sinh vẫn chỉ nghe thấy những âm thanh rè rè mà thôi. Đó là do chỗ bị nứt làm chuông mất đi sự đối xứng, độ đàn hồi và dao động riêng, chỗ đó không thể cùng ba mặt khác dao động đồng bộ, tạo ra âm thanh.
Chuông hoạt động theo nguyên lý sau: khi bị ngoại lực đánh vào, dao động của nó sẽ hướng về hai phía đối nhau từng đôi một. Chẳng hạn, khi bạn gõ vào mặt phải, thì mặt phải và mặt trái sẽ đồng thời ép vào trong, còn mặt trước và mặt sau thì dãn ra phía ngoài.
Tiếp đó, hai mặt trái phải lại dãn ra phía ngoài, đồng thời hai mặt trước sau lại ép vào phía trong. Chính do dao động của các mặt chuông không ngừng đan xen nhau, lúc dãn ra phía ngoài, lúc ép vào phía trong, mà chuông phát ra được âm thanh du dương rồi yếu dần đi.
Nếu chuông được đúc dày mỏng không đều thì dao động của hai mặt đối xứng sẽ không hòa nhịp, âm thanh phát ra không những khó nghe mà thời gian ngân vang cũng ngắn.
Các quả chuông ‘khủng’ nhất thế giới
1. Quả chuông lớn nhất thế giới phải kể đến là chuông Dhammazedi của Myanmar nhưng rất tiếc quả chuông này vẫn đang chìm ngỉm dưới lòng sông Yangon hơn 400 năm nay. Dù đã có nhiều cố gắng của nhiều cá nhân và cả chính phủ để trục vớt chuông nhưng chưa thành công.
Vua Dhammazedi đúc chuông vào năm 1484 để cúng cho chùa Vàng ở thành phố Yangon và được đặt tên theo tên của vua. Chuông được đúc bằng đồng, vàng, bạc và hợp kim, nặng 270 tấn, cao chừng 5 - 6m và rộng khoảng 3 - 4m.
Chuông được đặt ở chùa Vàng mãi cho đến năm 1608 khi Filipe de Brito e Nicote - lính đánh thuê người Bồ Đào Nha - ngang nhiên chiếm đoạt quả chuông để lấy đồng đúc súng đại bác. Trên đường vận chuyển, quả chuông tuột xuống sông kéo chìm luôn cả sà lan và tàu chiến của Bồ Đào Nha.
Quả chuông khổng lồ mất tích này là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước và là mục tiêu săn lùng của các nhà săn lùng báu vật khắp nơi trên thế giới.
2. Sau Dhammazedi có lẽ phải kể đến chuông Sa hoàng Tsar Kolokol III ở Nga (chuông I và II đều bị lửa thiêu rụi). Nhưng chuông này đã bị bể một miếng lớn. Chuông được bắt đầu đúc năm 1734, cao 6.14m, đường kính 6.6m và nặng trên 200 tấn nhưng lại bị bể trong khi đang hoàn thành khâu trang trí cuối cùng vào năm 1737.
Chuông Tsar III được đặt trên bệ đá gần chỗ đúc chuông hồi xưa ở quãng trường Kremlin, Maxcova nhưng nó chưa bao giờ ngân lên tiếng ngân như nó được mong đợi. Riêng mảnh vở đã nặng đến 11 tấn. Chuông Tsar hiện nay được sử dụng như một nhà thờ nhỏ với chỗ bị vở là cửa để đi vào.
3.Hai quả chuông lớn nhất thì một chìm dòng sông, một bị bể nên thực chất quả chuông lớn nhất thế giới hiện nay thuộc về Đại hồng chung chùa Tây Lai, Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. Chuông nặng 109 tấn,cao 9m với đường kính chỗ lớn nhất lên tới 6,06m, đúc năm 2011. Trên thân chuông khắc danh hiệu của 10 ngàn vị Phật.
4. Kế đến là chuông chùa chùa Hàn Sơn, một danh thắng Phật giáo nổi tiếng trên đất Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc với trọng lượng 108 tấn, cao 8,5 m, đường kính miệng chuông 5,188 m, thân chuông khắc bộ kinh Diệu pháp liên hoa 70.024 chữ.
5. Chuông Mingun của Myanmar là chuông lớn thứ ba trên thế giới hiện nay. Chuông Mingun nặng 90 tấn được vua Bodawpaya đúc vào năm 1808 cúng cho chùa Mingun-ở thị trấn Mingun, tỉnh Sagaing, Myanmar- một công trình đồ sộ cũng do vua xây dựng (nhưng vua cho ngưng công trình nửa chừng do một lời sấm truyền, hiện nay chùa đã bị nứt do động đất và đang bị xuống cấp).